Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Coi chừng tia UV tàn phá làn da, gây ung thư da

Mặc dù tia UV từ mặt trời giúp da chúng ta tổng hợp vitamin D cho cơ thể, tuy nhiên tia UV lại có nhiều tác hại khôn lường nếu cơ thể phơi nhiễm kéo dài.

Tia UV là viết tắt của Ultraviolet hay còn gọi là tia cực tím là một dạng tia bức xạ điện từ từ mặt trời hoặc từ nguồn sáng nhân tạo như mỏ hàn. Cường độ tia UV mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.

Trên thực tế tia UV được chia thành 3 nhóm chính dựa theo mức năng lượng mà tia bức xạ mang theo.

Tia UVA: là loại tia UV có năng lượng thấp nhất. Các tia này có thể khiến da bị lão hóa và gián tiếp gây tổn hại DNA tế bào. Tia UVA chủ yếu gây tổn thương dài hạn trên da như nám da, tuy nhiên chúng cũng đóng vai trò trong ung thư da.

Tia UVB: là loại tia UV có năng lượng cao hơn tia UVA. Tia này có thể gây tổn hại trực tiếp DNA trên da và là nguyên nhân chính gây cháy nắng. Loại tia này cũng góp phần gây ung thư da.

Tia UVC: là tia UV có năng lượng cao nhất trong 3 nhóm tia UV. May mắn là vì mức năng lượng cao này nên tia UVC chủ yếu tương tác với tầng ozone trong khí quyển của chúng ta và bị chặn lại trước khi tới được mặt đất. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó như tầng ozone bị “thủng” vì ô nhiễm môi trường, tia UVC lọt xuống được trái đất thì tác hại lại rất khủng khiếp với khả năng gây ung thư da cao. Ngoài ra, một số nguồn tia UVC do con người tạo ra, như mỏ hàn, bóng đèn thủy ngân, đèn UV sử dụng khử trùng trong nước, không khí, thực phẩm, trên bề mặt có khả năng gây nguy hại cho người tiếp xúc.

Phơi nhiễm với ánh nắng dễ gặp tác hại do tia UV gây ra.

Phơi nhiễm với ánh nắng dễ gặp tác hại do tia UV gây ra.

Tác hại của tia UV đối với làn da

Tia UV khiến da bị cháy nắng, sạm da, lão hóa da

Biểu hiện cấp tính rõ nhất từ tác hại của tia UV là các vết ban đỏ trên da, gọi là cháy nắng. Thêm vào đó, hầu hết mọi người sẽ bị sạm da do tia UV kích thích sản xuất melanin, điều này thường xảy ra một vài ngày sau khi tiếp xúc với tia UV. Hơn nữa, việc thay đổi thích ứng của cơ thể có thể khiến lớp da bên ngoài dày hơn, nhằm chống lại sự xâm nhập của tia UV qua da. Cả hai thay đổi trên đây đều là dấu hiệu cho thấy da bị hư hại do tia UV.

Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ tia UV có thể làm thoái hóa trong tế bào, mô sợi, và mạch máu của da. Các thay đổi này bao gồm nám, sạm, tàn nhang, các vùng da nâu lan tỏa trên da. Tia UV kích thích quá trình lão hóa da, và làm mất tính đàn hồi trên da, khiến da bị nhăn nheo, khô và thô ráp.

Mức độ nhạy cảm của tổn thương da phụ thuộc vào loại da, những người có da mỏng hơn, sáng hơn dễ bị cháy nắng và nổi ban đỏ hơn so với người có da tối màu. Tương tự vậy, khả năng thích ứng với tia UV cũng phụ thuộc vào từng loại da.

Tia UV gây ung thư da

Tia UV có thể gây ung thư da không có tế bào hắc tố: Dạng ung thư này bao gồm hai loại là: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư này hiếm khi gây Tu vong, tuy nhiên việc điều trị phẫu thuật khá đau đớn và gây biến dạng vùng phẫu thuật.

Nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố do tia UV phụ thuộc mức độ thường xuyên tiếp xúc với tia UV.

Tác hại của tia UV gây ung thư da tế bào ác tính: Ung thư da ác tính không phổ biến như ung thư da không tế bào hắc tố, tuy nhiên là là nguyên nhân chính gây Tu vong. Nguy cơ mắc ung thư ác tính cũng liên quan trực tiếp tới gen di truyền và đặc điểm cá nhân của mỗi người, cũng như mức độ phơi nhiễm với tia UV. Người thường bị cháy nắng, đặc biệt cháy nắng ở độ tuổi nhỏ có nguy cơ ung thư da ác tính cao hơn.

Nguy cơ u ác tính trên da cao hơn ở những người đã bị ung thư da không tế bào hắc tố và những người dày biểu bì do tiếp xúc với mặt trời. Cả hai trường hợp trên đều là hậu quả của quá trình tích lũy tiếp xúc với tia UV.

Khuyến cáo: Tác hại của tia UV gây ra cho làn da là rất đáng kể. Vì vậy mọi người cần tránh phơi nhiễm với tia UV. Nên tắm nắng lúc sáng sớm hoặc khi mặt trời đang lặn dần. Không nên ra đường trong khoảng thời gian bức xạ tia UV ở mức cao nhất trong ngày. Nếu phải ra đường thì nên trang bị quần áo chống nắng, kính râm, mũ rộng vành, bôi kem chống nắng để bảo vệ da. Khi gặp các vấn đề về da thì nên đi khám để được tư vấn điều trị. Không nên bôi Thu*c gì lên da khi chưa có chỉ định, dễ khiến da bị tổn thương hơn.

BS. Minh Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/coi-chung-tia-uv-tan-pha-lan-da-gay-ung-thu-da-n179183.html)
Từ khóa: tia UV

Chủ đề liên quan:

tia uv

Tin cùng nội dung

  • ThS.BS Đặng Bích Diệp – Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân “cháy nắng” khi đi biển, hoặc làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, dự báo thời tiết hôm nay 26.5.2019, nắng nóng tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở Bắc bộ và Trung bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37oC có nơi trên 38 độ C. Chiều tối và đêm, các tỉnh Bắc bộ có thể có mưa rào và giông rải rác.
  • Hà Nội đang ở thời điểm nóng cực điểm hơn 40 độ C, trong khi ở TP.HCM hôm nay tia UV lên đỉnh ở mức 13. Các chuyên gia cho biết chỉ số cực tím càng cao, nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể càng lớn, do đó, người dân cần hết sức lưu ý.
  • Theo các chuyên gia, tiếp xúc liên tục, kéo dài với ánh sáng mặt trời trực tiếp trong thời gian ngắn có thể gây cháy nắng, nếu tiếp xúc liên tục trong thời gian dài có nguy cơ cao bị ung thư da.
  • Tia UV là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý về da, đục thủy tinh thể. Để phòng tránh nguy hại của tia UV có những cách làm rất đơn giản mà lại hiệu quả
  • Các nhà khoa học phát hiện ra những tia cực tím kích hoạt ung thư da và dựa trên cơ sở này, họ đã tìm ra phương pháp để ngăn chặn ung thư da bằng việc sử dụng gene.
  • Ngày hè đồng nghĩa với việc có thêm thời gian vui chơi ngoài trời nhưng người ta thường chỉ chăm chút bảo vệ làn da nhưng thường quên bảo vệ mắt trước nắng hè.
  • Người ta thường chỉ chăm chút bảo vệ làn da nhưng thường quên bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời.
  • Là một nước nhiệt đới, Việt Nam nhận được lượng ánh sáng mặt trời nhiều, có cường độ mạnh. Cường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia cực tím (tia UV) cao tương ứng.
  • Cách tốt nhất giúp bạn hạn chế ảnh hưởng, tác hại từ tia UV chính là bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại thực phẩm không những tốt cho sức khỏe mà lại mang lại công dụng chống nắng tuyệt vời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY