Năm 1950, Pillemer nhận thấy hệ thống bổ thể có thể được hoạt hóa để làm ly giải tế bào mà không cần phải khởi đầu bằng phản ứng kháng nguyên - kháng thể, đó là con đường hoạt hóa không cổ điển. Con đường này được cho rất là quan trọng bởi vì:
Không nhất thiết phải có phản ứng kháng nguyên - kháng thể nên phản ứng có thể xảy ra tức thì, và cơ thể được bảo vệ theo cơ chế không đặc hiệu.
Có con đường khuyếch đại thông qua C3b nên cho phép tăng hiệu quả của hệ bổ thể cả trong đáp ứng đặc hiệu lẫn không đặc hiệu.
Yếu tố C3 trước đây gọi là yếu tố A, nhưng sau khi đó sự khảo sát cấu trúc và chức năng đã xác nhận đó chính là C3. Như vậy, C3 có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi gặp gỡ của hai con đường hoạt hóa bổ thể.
Yếu tố B là một β - globulin. Yếu tố B khi cùng với C3b và sự hiện diện của ion Mg có khả năng hoạt hóa một phần C3. Tuy nhiên, khả năng này tăng lên khi có yếu tố D để phức hợp C3bB thành C3bBb. Phức hợp C3bBb là một enzym tác dụng lên cơ chất là C3, vì vậy nó tạo ra vòng một khuyếch đại (amplifying loop) hay còn gọi là vòng phản hồi dương. Ngoài ra, so sánh với con đường C3bBb sẽ được gắn thêm C3b để tạo phức hợp C3bBb3b có tác dụng cắt C5 để tạo phân tử C5b có hoạt tính enzym cần có các bước tiếp theo của chuỗi phản ứng bổ thể.
Yếu tố D khi có sự hiện diện của C3b thì nó tác dụng như một enzym lên yếu tố B để cho ta phức hợp C3bBb và mảnh nhỏ Ba bị tách ra ngoài.
Yếu tố P hay properdin không có cấu trúc của globulin miễn dịch. P được hấp thụ cho phức hợp C3bBb làm cho phức hợp này ổn định, và người ta còn gọi con đường không cổ điển là đường properdin.
Chủ đề liên quan:
alternative pathway bổ thể cổ điển con đường hoạt hóa bổ thể không cổ điển hoạt hóa bổ thể không cổ điển