Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Phong cách trang trí nội thất cổ điển với các kiệt tác nghệ thuật

Hiện nay, phong cách cổ điển châu Âu rất được ưa chuộng, với các bức họa treo trong phòng ăn và phòng khách có thể giúp căn nhà bạn thêm sang trọng.
Khi nhắc đến những kiệt tác hội họa cổ điển cho đến hiện đại, chúng ta hay nghĩ đến những bức tượng, bức vẽ người khỏa thân vĩ đại của danh họa Michelangelo tại Florence Ý hay những bức tranh tĩnh vật tươi sáng ngây thơ da diết của danh họa Vincent Vangogh tại Châu Âu. Nhưng thực sự bên cạnh những danh họa này, vẫn còn rất nhiều các kiệt tác hội họa khác có giá trị hàng chục triệu đô la với chủ đề moralizing genre- chủ đề đạo đức được truyền tải qua việc khắc họa đời sống hàng ngày của con người.

Những kiệt tác hội họa này có thể được dùng được trang trí nội thất bếp và phòng khách bởi tính nghệ thuật đỉnh cao, tính bình dị gần gũi và tính triết lý nhẹ nhàng bình yên mà nó mang lại. Những kiệt tác hội họa này có thể được coi những kho báu trong hòm dương chưa được khai phá để dành cho việc trang trí nội thất trong cuộc sống chúng ta.

1. Kiệt tác hội họa đầu tiên là bức họa An Old Woman Cooking Eggs (Bà Cụ Nấu Trứng) của danh họa Diego Velazquez người Tây Ban Nha vào thế kỉ 16.

Bức tranh này hiện đang được trưng bày tại phòng trang Quốc Gia Scotland Edinburgh và được giới chuyên môn đánh giá là một trong những tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp của danh họa Velazquez.

Bức tranh này được vẽ đẹp và thật đến từng chi tiết; những đường mạch máu trên tay bà cụ, những ánh đồng, những giọt dầu nóng bị tràn ra ngoài bếp, lòng trắng trứng sôi xì xèo trong nồi đất đỏ… Tất cả đều tỏa sáng như những ngôi sao trên nền tường đen phía sau lưng. Triết lý đạo đức bình dị ở đây là bà cụ đang nghiêm khắc dạy cháu trai của mình biết nấu ăn từ khi còn nhỏ để cậu có thể chăm sóc bản thân gia đình của mình sau này. Đồng thời qua vẻ đẹp sống động của món trứng và những dụng cụ làm bếp, ta cũng ngầm hiểu rằng bà cụ đang muốn dạy cho cháu trai mình sự biết ơn và tình yêu đối với căn bếp của trong đời sống hàng ngày.

2. Kiệt tác hội họa thứ hai có vẻ đẹp thần tiên là Cornelia, Mother of the Gracchi, pointing to her children as her treasures ( Cornelia, mẹ của Gracchi, chỉ vào những đứa con của bà như những kho báu của bà).

Bức kiệt tác hội họa này được vẽ bởi nữ danh họa Angelica Kauffman vào thế kỷ thứ 17 và hiện tại đang được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật Virginia, Richmond, Mỹ. Bức tranh này nổi bật với những nét cọ vô cùng mềm mại, tinh tế và cổ điển với những đường gập quần áo như nữ thần thời cổ đại (classical antiquity).

Màu sắc chủ đạo cam, đỏ, vàng, nâu tươi sáng rõ ràng mà vẫn phảng phất tựa khói sương. Kiệt tác này kể về một câu chuyện lịch sử thời triều đại La Mã. Một vị khách thượng lưu đến thăm nhà bà Cornelia và khoe những trang sức châu báu của họ. Khi họ hỏi bà về những viên ngọc quý của bà, bà đã chỉ vào hai đứa con trai của mình và nói rằng đó là những kho báu lớn nhất của cuộc đời bà. Sau này cả hai đứa con trai của bà đều trở thành những nhân vật quan trọng trong lịch sử La Mã.

3. Kiệt tác hội họa thứ 3 là The Prayer Before Meal ( Lời cầu nguyện trước bữa ăn) thế kỉ 17 của danh họa người Pháp Jean Chardin, hiện đang được trưng bày tại viện bảo tàng lớn nhất thế giới Louvere, Pháp.

Bức tranh này là món quà dành cho nhà vua Louis XV năm 1740, miêu tả người mẹ khi dọn những đĩa thức ăn lên bàn đã hiền từ dặn hai bé gái của mình cầu nguyện biết ơn trước khi dùng bữa. Bức tranh mang một vẻ đẹp bình yên tĩnh lặng của đời sống gia đình ấm êm hàng ngày, được thể hiện qua các màu sắc tươi tắn hài hòa trầm đều và bố cục cân bằng bức tranh- một sở trường của danh họa Chardin trong suốt sự nghiệp của ông.

Những chi tiết của bức tranh như những nếp xếp áo của ba mẹ con, độ bóng loáng của cái nồi nhôm nhỏ cán dài dưới đất, những chiếc ghế gỗ, bộ dĩa ăn màu bạc trên bàn và gương mặt dịu dàng mà nghiêm trang của người mẹ… được thể hiện qua ánh sáng trầm tự nhiên tỏa ra từ trung tâm của bức tranh đến xung quanh.

Bài học đạo đức nhẹ nhàng ở đây là sự trân trọng đối với những bữa ăn được ban tặng bởi cuộc sống mà người mẹ trong tranh muốn dạy cho những đứa trẻ của mình từ khi chúng còn bé.

4. Kiệt tác hội họa thứ tư là The Angelus ( Hồi chuông cầu kinh) năm 1859-đây là tác phẩm kinh điển của danh họa người Pháp Jean Millet mà bất kì một nhà sưu tầm hay nghiên cứu lịch sử nghệ thuật (Art History) đều biết đến.

Kiệt tác hội họa này hiện đang được trưng bày tại viện bảo tang Musee d’ Orsay tại Paris Pháp. Danh họa Jane Millet đã từng tâm sự rằng, ông lấy cảm hứng vẽ bức họa này từ bà của mình, mỗi khi nghe thấy tiếng chuông nhà thờ vang trên cánh đồng, bà của ông đều dặn mọi người dừng làm việc và cúi đầu cầu nguyện.

Kiệt tác hội họa này bao gồm hai người nông dân, có thể là một đôi vợ chồng, đang cầu nguyện trước giỏ khoai tây của mình khi nghe thấy tiếng kinh cầu vang lên từ đằng xa. Mặc dù đang bận với công việc trên cánh đồng, họ vẫn dừng lại và cầu nguyện để mong sao được mùa khoai tốt với tất cả sự chân thành của mình. Vẻ đẹp của bức tranh được cô đọng trong màu đồng trầm tĩnh khắc khoải và bình yên của giáng chiều bao chùm toàn bộ bức tranh- từ ngọn cỏ đến nhà thờ ở đằng xa.

Chỉ ngắm nhìn bức tranh thôi cũng tạo nên sự bình an tâm hồn nên nó thật phù hợp để được treo trong phòng khách. Cũng giống như danh họa Jean Chardin, danh họa Jean Millet cũng là bậc thầy về những bức tranh mô tả sự bình yên đầy chất tự sự trong đời sống bình dị hàng ngày của những người lao động.

Loan Trần

(theo Pinterest)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-cach-trang-tri-noi-that-co-dien-voi-cac-kiet-tac-nghe-thuat-n132022.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY