Khoa học hôm nay

Con mắt thứ ba giúp thây ma trên smartphone tránh T*i n*n

Con mắt thứ ba giúp 'thây ma trên smartphone' tránh T*i n*n

Paeng min-wook, 28 tuổi, đã phát triển nhãn cầu robot mà anh đặt tên là the third eye (con mắt thứ ba), mà người dùng suốt ngày cắm mặt vào smartphone có thể đeo vào trán để vừa di chuyển vừa sử dụng máy mà không bị T*i n*n.

Là một phần của tác phẩm nghệ thuật mà Paeng Min-wook gọi là Phono Sapiens, thiết bị sẽ mở mí mắt của nó bất cứ khi nào nhận thấy đầu người dùng được hạ xuống để nhìn vào smartphone. Khi người dùng đi đến cách chướng ngại vật trong vòng 1 đến 2 mét, thiết bị sẽ phát ra tiếng bíp để cảnh báo nguy hiểm sắp xảy ra.

"Đây là diện mạo của nhân loại tương lai với ba con mắt", Paeng Min-wook, người đang theo học bằng thạc sĩ về Kỹ thuật thiết kế đổi mới tại Đại học Imperial College London (Anh), nói với Reuters khi anh trình diễn việc sử dụng Con mắt thứ ba quanh thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

"Vì chúng ta không thể rời mắt khỏi smartphone, nên trong tương lai sẽ cần thêm một con mắt nữa", Paeng Min-wook nói.

Clip Paeng Min-wook trình diễn con mắt robot trên trán khi sử dụng smartphone khi đi bộ trên phố ở Seoul

Sáng chế của Paeng Min-wook sử dụng cảm biến con quay hồi chuyển để đo góc xiên của cổ người dùng và cảm biến siêu âm để tính toán khoảng cách giữa mắt robot với bất kỳ chướng ngại vật nào. Cả hai cảm biến đều được liên kết với một vi điều khiển bảng mạch đơn mã nguồn mở, với bộ pin.

Buổi trình diễn thiết bị của Paeng Min-wook tại Seoul tuần này đã thu hút sự chú ý từ những người qua đường.

"Tôi nghĩ anh ấy trông giống như người ngoài hành tinh với một con mắt trên trán. Ngày nay, nhiều người trẻ tuổi có thể gặp T*i n*n khi sử dụng điện thoại di động. Điều này sẽ tốt cho họ", Lee Ok-jo (cư dân Seoul) nhận xét.

Paeng Min-wook có kế hoạch phát triển mô đun máy ảnh cho Con mắt thứ ba và một ứng dụng điện thoại di động được liên kết, nhưng anh không có kế hoạch thương mại hóa phát minh của mình - một lập trường mà anh có thể cân nhắc thay đổi nếu có nhu cầu tiềm năng.

Thật là tuyệt và thú vị. Chúng tôi có thể dễ dàng đụng mặt nhau trên phố khi sử dụng smartphone. Tôi có thể không cần nó bây giờ, nhưng tôi muốn mua nó khi họ bán nó sau này", Shin Jae-ik (23 tuổi) nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/con-mat-thu-ba-giup-thay-ma-tren-smartphone-tranh-tai-nan-166488.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu con người quá lệ thuộc vào smartphone thì một viễn cảnh như thế nào trong tương lai?
  • Vào hè, trẻ bị co giật cơ và âm thanh do smart phone tăng thêm 50% do trẻ được nghỉ học, ở nhà xem tivi và chơi game quá nhiều, tập trung ở trẻ từ 6 - 10 tuổi.
  • Nhà khoa học Kobori Esitomo từ Đại học Y khoa Dokkio (Nhật Bản) cùng các cộng sự thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) vừa trình làng một phát minh điện tử cho phép chiếc điện thoại thông minh bình thường có thể trở thành phòng thí nghiệm tại gia để kiểm tra chất lượng tinh trùng.
  • Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của smartphone trong đời sống hàng ngày. Ngoài chức năng nghe gọi thông thường, smartphone còn đem lại một cuộc sống luôn luôn kết nối, thông minh hơn, phù hợp với sự năng động của con người hiện đại. Điện thoại thông minh là một trong những thiết bị điện tử được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, ước tính có khoảng 4.000 triệu người có ít nhất một chiếc điện thoại.
  • Sự phát triển của khoa học kỹ thuật khiến trẻ em tiếp xúc và phụ thuộc ngày càng nhiều vào các sản phẩm công nghệ cao như smartphone. Do đó, cha mẹ cần có cách ứng xử phù hợp để hạn chế thói quen tiêu cực này ở trẻ.
  • Trẻ em ngày càng được tiếp cận smartphone và thiết bị công nghệ sớm, nhiều cha mẹ lấy đó làm công cụ trông con mà không biết những ảnh hưởng xấu từ nó.
  • Con trai đêm nào cũng chơi điện thoại đến phờ phạc, chị Hương bí mật kiểm tra thì thấy khuất dưới ứng dụng truyền hình của điện thoại có một loạt kênh người lớn.
  • Tính năng camera hữu dụng nhất với người sử dụng điện thoại thông minh smartphone tại Việt Nam.
  • TS BS Phạm Ngọc Đông, Trưởng khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích khi ngồi máy tính…
  • Tư thế cúi cổ về phía trước khi sử dụng smartphone hay máy tính bảng trong thời gian dài gia tăng áp lực lên cột sống, làm hại đốt sống cổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY