Unu-wider xem xét đến các mức nghèo do ngân hàng thế giới (wb) đặt ra – từ cực kỳ nghèo khổ (thu nhập dưới 1,9 usd/ngày) đến nghèo (dưới 5,5 usd/ngày).
Theo kịch bản tệ nhất là thu nhập hoặc tiêu dùng bình quân đầu người giảm 20%, số người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ sẽ tăng lên 1,12 tỷ. nếu nhóm dân số ngưỡng 5,5 usd/ngày ở những quốc gia thu nhập trung bình cao chịu mức giảm tương tự thì hơn 3,7 tỷ người - tương đương hơn một nửa dân số thế giới - sống dưới mức nghèo này.
Nhà kinh tế học Andy Sumner thuộc UNU-WIDER đánh giá: “Triển vọng có vẻ ảm đạm trừ phi các chính phủ hành động nhiều và nhanh chóng hơn để bù đắp thu nhập mà người nghèo mất đi mỗi ngày. Quá trình giảm nghèo nhiều khả năng chậm lại 20 - 30 năm, biến mục tiêu chấm dứt nghèo đói của Liên hợp quốc thành giấc mơ xa vời”.
Đội ngũ nhà khoa học đại học king (luân đôn) cùng đại học quốc gia úc cũng phát hiện nghèo đói sẽ thay đổi về phân bố địa lý. khu vực dự kiến có số người rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo khổ là nam á – chủ yếu bởi quốc gia đông dân ấn độ. ngay sau là khu vực châu phi cận sahara với nguy cơ tăng đến 1/3.
Đầu tuần qua, wb dự báo khoảng 70 - 100 triệu người bị đẩy vào cảnh cực kỳ nghèo khổ bởi đại dịch covid-19.