Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Covid-19 ở Việt Nam chiều 10/6: Không ca nhiễm mới, bệnh nhân 91 tiếp tục có hồi phục kỳ diệu

(MangYTe) Theo Bản tin 18h ngày 10/6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, tính đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, tổng số bệnh nhân vẫn là 332, bệnh nhân 91 đã nhớ được mật khẩu điện thoại, máy tính bảng.

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 10/6: 55 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 18h ngày 10/6: Việt Nam có tổng cộng 192 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 6h đến 18h ngày 10/6: 0 ca mắc mới.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 9.136, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 151

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.087

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 902.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:

- 3 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh:

+ 2 bệnh nhân tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2: bn290 (nam, 40 tuổi, quốc tịch việt nam); bn319 (nam, 26 tuổi, quốc tịch việt nam).

+ 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi: BN321 (Nam, 44 tuổi, quốc tịch Việt Nam).

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19: 3 ca.

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 1 ca.

* Bệnh nhân 91 đã nhớ được mật khẩu điện thoại, máy tính bảng

Thông tin từ tiểu ban điều trị, ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 cho biết, bệnh nhân 91 - nam phi công người anh đang điều trị tại bv chợ rẫy, tp. hồ chí minh tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu. đến nay, bệnh nhân đã nhớ được mật khẩu điện thoại, máy tính dù có thời gian hôn mê khá dài.

Cụ thể, sau 1 tuần ngừng ecmo, bệnh nhân tỉnh, trí nhớ vẫn tốt dù hôn mê thời gian dài (nhớ password điện thoại, máy tính bảng); tay có thể thực hiện các động tác tinh tế như bấm bàn phím điện thoại. tuy nhiên chân bệnh nhân còn yếu chưa chống để nâng người được.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, bệnh nhân đáp ứng với kháng sinh và kháng nấm, ngày qua đã giảm sốt. phổi của bệnh nhân cải thiện nhiều, chỉ cần sử dụng ôxy nồng độ thấp, tuy nhiên sức cơ hô hấp còn yếu.

Về chức năng tiêu hoá: tình trạng chướng bụng của bệnh nhân đã giảm, cho ăn qua đường tiêu hoá bệnh nhân dung nạp, có thể nuôi ăn qua đường tiêu hoá 1.000 ml súp xay/ngày; chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt. đến nay bệnh nhân ngưng lọc máu được 2 tuần.

Các bác sĩ đã tiến hành ngưng máy thở cho bệnh nhân tập thở ngắt quãng. thở máy mode psv để tập cai máy thở dần, tần số thở bệnh nhân 32-35/ phút, vt 240 - 360 ml với mức áp lực 12 cmh2o. bệnh nhân cũng đã ngưng dùng 1 loại kháng sinh vì kết quả vi sinh không ra vi khuẩn gram dương. đồng thời vẫn sử dụng kháng đông dự phòng đường uống xarelto; các bác sĩ cũng tiến hành tập vật lý trị liệu 2 lần/ngày cho bệnh nhân.

Sự hồi phục của bệnh nhân 91 quả hết sức thần kỳ bởi ngày 4/6 bệnh nhân bắt đầu tỉnh, thực hiện được y lệnh và mỉm cười cùng nhân viên y tế. đến nay sau khoảng 1 tuần, bệnh nhân đã có những tiến triển tốt lên nhanh chóng. đây là kết quả tuyệt vời của hội đồng chuyên môn cùng các thầy Thu*c, nhân viên y tế ở các bệnh viện đã cùng hội chẩn, hỗ trợ, chăm sóc, điều trị để người bệnh qua được “cửa tử”.

Chu An

(theo Bộ Y tế)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/covid-19-o-viet-nam-chieu-106-khong-ca-nhiem-moi-benh-nhan-91-tiep-tuc-co-hoi-phuc-ky-dieu-117262.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thời gian thực sự có khả năng chữa lành vết thương. Bạn chỉ cần 11 tuần để vượt qua nỗi đau tình tan (thời gian cần thiết để hồi phục sau một cuộc ly hôn là 18 tháng) kết quả nghiên cứu mới.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY