Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

COVID-19 và tư duy Tứ Thánh Đế

COVID-19 đem lại nỗi khổ đau cho tất cả mọi người trên khắp thể giới, bất kể tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc nào đi chẳng nữa. Từ góc độ nhân sinh quan của Phật giáo, COVID-19 có thể được xem như sự thật thứ nhất của Tứ Thánh để, đó là khổ đau (Dukkha).

Nghĩ về hạnh phúc trong cơn lốc Covid - 19

Hôm nay đã là ngày 25 tháng 03 năm 2020. Vậy là COVID-19 đã bùng phát và biến đổi gần bốn tháng, kể từ tháng 12 năm 2019 đến nay, gây hoang mang, bất ổn, và hơn hết, đó là sự mất mát của hơn mười sáu nghìn người trên khắp thế giới. Tính đến ngày 25 tháng 3 năm 2020, có 375.498 trường hợp nhiễm dịch bệnh COVID-19, 16.362 người Tu vong vì COVID-19  trên 196 quốc gia, khu vực, lãnh thổ khác nhau [1].

Quan niệm của tiền nhân về thiên tai dịch họa

Trước tiên, COVID-19 là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO), Dịch bệnh Coronavirus (COVID-19) là một dịch bệnh truyền nhiễm do một loại coronavirus mới được phát hiện;[2] COVID-19 là chữ viết tắt của Corona Virus Disease 2019. Có loại biến chủng mới của COVID-19, đó là SARS-CoV-2, viết tắt của chữ Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2),  nghĩa là một loại dịch bệnh hô hấp cấp tính nặng.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO tuyên bố dịch bệnh COVID-19 là một Đại dịch (COVID-19 can be characterized as a pandemic) toàn cầu cho nhân loại.[3] Đồng thời nhắc lại lời kêu gọi các quốc gia hãy hành động ngay lập tức và tăng cường ứng phó để điều trị, phát hiện và giảm lây truyền để cứu người dân.

COVID-19 đem lại nỗi khổ đau cho tất cả mọi người trên khắp thể giới, bất kể tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc nào đi chẳng nữa. Từ góc độ nhân sinh quan của Phật giáo, COVID-19 có thể được xem như sự thật thứ nhất của Tứ Thánh để, đó là khổ đau (Dukkha). Nhưng khi nói đến khổ đau, Phật giáo không những nói đến nỗi khổ niềm đau thể xác vật lý hay tình cảm tâm lý đơn thuần, mà còn nhìn vào bản chất của mọi sự vật, hiện tượng trên cuộc đời này. Trong Du-già-sư-địa Luận, Bồ-Tát Di-lặc đề cập đến bốn hành tướng của Khổ, đó là Vô thường (Aniccā, Impermanence), Khổ (Dukkhā, Suffering), Không (Śūnyatā, Emptiness), và Vô ngã (Anattā, Non-self).[4] Hay nói cách khác, đó là những đặc tính của mọi hiện hữu tồn tại trên vũ trụ này. 

Chúng ta đối diện với COVID-19, không những đối diện nỗi khổ niềm đau, mà còn quan sát, chiêm nghiệm đến quy luật Vô thường, tính chất không cố định của các mọi sự vật hiện tượng, để tĩnh giác và trân trọng những phút giây hiện hữu trong kiếp sống hiện tại này, để yêu thương và chung sống hoà hợp với nhau hơn.

Vậy đâu là nguyên nhân của khổ đau, của COVID-19?

Đó là một câu hỏi thật sự cần thiết cho tất cả chúng ta để suy nghĩ, tư duy và chiêm nghiệm về, từ góc độ khoa học, y học cũng như góc độ tâm linh Phật giáo – Nghiệp và Nhân quả. Trong Trung bộ Kinh, Kinh Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Cùlakammavibhanga sutta), đức Phật dạy rằng “các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.”[5] Chúng ta phải chịu mọi trách nhiệm cho mọi hành vi từ suy nghĩ, lời nói hay việc làm của chúng ta. Đặc biệt, Phật giáo đề ra năm điều đạo đức căn bản, trong đó Không Sát sanh đứng đầu tiên. Không những Phật giáo (Buddhism), mà Ấn giáo (Hinduism), Kỳ-na giáo (Jainism) đều coi trọng giới Không Sát sanh. Không Sát sanh (Ahiṃsā) là điều thứ nhất trong năm Yamas thuộc trường phái Yoga, của nhà hiền triết Patanjali.

Thứ ba sự thật về khổ đau được đoạn diệt, hay sự vắng mặt của COVID-19. Trước hết, đó là khi chúng ta tìm ra được nguyên nhân thật sự của COVID-19, từ nhiều góc độ khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Đây là một câu trả lời, không phải chỉ đến từ một cá nhân, một tổ chức, mà nó đến từ sự cộng tác, hành động, chung sống hoà bình của tất cả chúng ta, từ con người cho đến thiên nhiên môi trường; và tất nhiên, nó cũng không nằm ngoài sự tự nỗ lực hành động của từng cá nhân, gia đình và xã hội.

‘Tôi muốn nhận lấy các nghiệp tội của chúng sinh’

Logic cuộc sống thời Covid - 19

Sự thật cuối cùng đó là con đường đưa đến sự diệt khổ, hay nói cách khác, con đường, phương cách, phương Thu*c đưa đến sự chấm dứt COVID-19. Đó chính là sự tự ý thức, nhìn nhận của mỗi người về COVID-19, nguyên nhân của COVID-19, sự vắng mặt của COVID-19, và con đường phương cách đưa đến sự chấm dứt của COVID-19.

Coronavirus Vaccine đang được các nhà khoa học, y học trên thế giới nghiên cứu không ngừng để đưa vào sử dụng. Đó cũng là phương Thu*c điều trị COVID-19 trong lúc này, hay đó cũng là sự biểu hiện của sự thật thứ tư trong Tứ Thánh đế. Nhưng bên cạnh đó, sự phòng ngừa, điều trị COVID-19 là cả một quá trình, quá trình cố gắng, ý thức tĩnh giác, từ bỏ cái tôi cá nhân, thực hành nếp sống thiện lành của tất cả con người trên thế giới, hành tinh xanh này. Tư duy Tứ Thánh đế cũng là một định hướng khi ta đối diện, xử lý và trị liệu những vấn đề trong xã hội, trong cuộc sống ngày hôm nay.

Cầu nguyện cho thế giới được bình an và qua khỏi đại dịch COVID-19. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát.  

Chú thích: 

[1] Theo WHO, Updated : 25 March 2020, 03:23 GMT+5:30.

[2] Theo WHO, Coronavirus disease (COVID-19) is an infectious disease caused by a newly discovered coronavirus. https://www.who.int/health-topics/coronavirus#tab=tab_1

[3] Theo WHO, https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19---11-march-2020

[4]瑜伽師地論, 第34卷, No. T30n1579_034, tr. [0470c16].

 “由四種行了苦諦相。謂無常行    苦行空行無我行.”

[5] Trung bộ Kinh, Kinh Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Cùlakammavibhanga sutta), Hoà thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung135.htm

(*) Tác giả đang là nghiên cứu sinh tại Ấn Độ.

Phước Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/covid-19-va-tu-duy-tu-thanh-de-d40792.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY