Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cứ 10 giây có 1 người Tu vong vì căn bệnh này: Sát thủ âm thầm ngay chính căn nhà bạn

Bệnh nhân vào viện đa phần là có dấu hiệu khó thở, khi đó bệnh đã ở giai đoạn trễ việc điều trị cũng khó hơn, bệnh nhân có thể phải cấp cứu, hồi sức tích cực.

Nhầm với nhiều bệnh khác

Ông Nguyễn Văn Duật – 61 tuổi, ở Thái Bình đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu từ tuyến dưới chuyển lên. Ông Duật có tiền sử khó thở nhiều năm nhưng chỉ điều trị ở bệnh viện huyện. Thời gian gần đây ông còn bị tăng huyết áp. Khi lên viện điều trị huyết áp không hạ khiến bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên.

Tại Bệnh viện, khi khám cho ông Duật bác sĩ cho biết ông bị tắc nghẽn phổi mãn tính. Con trai ông Duật bất ngờ vì bố bị như thế này rất lâu mỗi lần lên bệnh viện huyện điều trị hết khó thở là về nhưng không ra bệnh gì.

Ông Duật hút Thu*c hơn 20 năm nay. Thậm chí khi vào viện ông vẫn hút Thu*c vì nghiện không thể bỏ được.

Hay trường hợp của ông Lại Văn T. 54 tuổi, Quảng Ninh vào bệnh viện vì khó thở. Ông T. được chẩn đoán COPD. Nghề nghiệp của ông T. đó là hơn 30 năm ông làm cấp dưỡng cho công ty khai thác mỏ. Hàng ngày tiếp xúc với khói bếp than khiến bệnh phổi của ông ngày càng nặng hơn.

 Cứ 10 giây có 1 người Tu vong vì căn bệnh này: Sát thủ âm thầm ngay chính căn nhà bạn - Ảnh 1.

Ảnh bệnh phổi tắc nghẽn.

Theo TS BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV ĐHYD TPHCM: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) được coi là sát thủ vô hình, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh này là 400 triệu người, cứ 10 giây có 1 người Tu vong do COPD. Đứng thứ 3 hàng Tu vong trên thế giới. Tại Việt Nam COPD đứng hàng thứ tư.

Dấu hiệu của bệnh

Bệnh COPD này các biểu hiện bên ngoài với 3 triệu chứng chính ho, khạc đờm, khó thở.

Bệnh nhân ho kéo dài, khạc đờm trắng dai dẳng có thể kéo dài năm này qua năm khác. Dấu hiệu khó thở thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Ban đầu, người bệnh cảm giác khó thở từ từ. Triệu chứng xuất hiện khi vận động leo 1 tầng nhưng từ từ thì chỉ cần nằm nghỉ cũng khó thở.

Bệnh âm thầm người bệnh không để ý tới và chỉ khi ở giai đoạn mức độ 3 với triệu chứng khó thở bệnh nhân mới đi khám bệnh đã ở giai đoạn trễ phải cấp cứu, hồi sức và Tu vong nhanh chóng.

Bệnh cũng nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì khi khó thở có thể là biểu hiện của tim mạch, do hô hấp, tâm lý.

 Cứ 10 giây có 1 người Tu vong vì căn bệnh này: Sát thủ âm thầm ngay chính căn nhà bạn - Ảnh 2.

Thu*c lá thủ phạm gây ra bệnh COPD

Vì vậy, bệnh nhân đi khám bác sĩ sẽ hỏi thêm họ có triệu chứng khó thở sẽ được bác sĩ hỏi thêm các triệu chứng ho, khó thở, khạc đàm là do hô hấp. Cần phân biệt khó thở do hen với khó thở do COPD. Nếu do hen khó thở xuất hiện khi hít phải mùi, cơn khó thở nhanh chóng hơn. Khó thở do lao thường nặng hơn kèm theo hiện tượng ho ra máu.

Bác sĩ Vinh cho biết những người dễ mắc bệnh này là người trên 40 tuổi, người hít phải khí độc đặc biệt là người hút Thu*c lá. Nếu hút Thu*c lá trong thời gian dài thì mắc bệnh này rất cao. Thậm chí, hút Thu*c lá thụ động cũng mắc bệnh này.

Một số trường hợp khác tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí, ô nhiễm nghề nghiệp thậm chí có những phụ nữ chỉ tiếp xúc với khói bếp cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Người ít tiếp xúc với các yếu tố trên thì khó bị bệnh này hơn.

Nếu người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên khi có dấu hiệu lo thì cần đến các cơ sở y tế khám ngay.

Khi được chẩn đoán COPD, bệnh nhân phải điều trị theo tư vấn của bác sĩ. BS Vinh cho rằng nhiều bệnh nhân khi ho, khó thở, tức ngực nhập viện được chỉ định dùng Thu*c, nhưng chỉ sau khoảng 1 tháng, bệnh tình đỡ hơn thì tự ý dùng Thu*c cũng không đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bệnh COPD là bệnh mãn tính phải điều trị cả đời bệnh nhân luôn phải dùng Thu*c. Bác sĩ luôn giải thích với bệnh nhân, khi đã chẩn đoán là phải sống chung với bệnh, dùng Thu*c dự phòng như một thói quen ăn cơm, uống nước hàng ngày để phòng bệnh.

Bệnh nhân COPD cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như hút Thu*c lá, Thu*c lào chủ động hoặc thụ động; khói bếp củi, bếp than...

Nhiều người nghe hàng xóm có triệu chứng khó thở và nghĩ là mình cũng giống họ và tự mua Thu*c điều trị dẫn tới sai lầm. BS Vinh khuyến cáo cách tốt nhất đó là cần bỏ Thu*c lá, hạn chế hút Thu*c lá thụ động, khói bếp, bếp than để phòng bệnh.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/cu-10-giay-co-1-nguoi-tu-vong-vi-can-benh-nay-sat-thu-am-tham-ngay-chinh-can-nha-ban-20210312155350215.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY