Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cụ bà 117 tuổi, người Ý tiết lộ bí quyết trường thọ: Ra là ăn thực phẩm này mỗi ngày!

Emma Martina Luigia Morano, người Ý trung thành với thói quen ăn 2 quả trứng mỗi ngày đến tận khi từ trần và sống thọ tới 117 tuổi.

Theo kỷ lục Guinness thế giới, cụ bà Emma Martina Luigia Morano là một trong những người già sống lâu nhất thế giới. Cụ sinh ngày 29/11/1899 tại Vercelli, Ý và qua đời vào ngày 15/04/2017 tại nhà riêng ở thị trấn Verbania, ven hồ Maggiore, gần biên giới Thụy Sĩ. Cụ Emma được cho là người cuối cùng của thế kỷ 19 còn sống sót tới nay.

Cụ Emma Martina Luigia Morano sống thọ đến 117 tuổi

Khi kỷ niệm sinh nhật 117 tuổi vào tuần này, bà đã tiết lộ rằng bí quyết giúp bà trường thọ: "Tôi ăn hai quả trứng mỗi ngày, thế thôi. Và cả bánh quy nữa, nhưng tôi không ăn nhiều lắm vì không còn răng để nhai nữa", cụ Emma chia sẻ.

Theo lời khuyên của bác sĩ, cụ Emma bắt đầu chế độ dinh dưỡng này khi cụ phát hiện mình bị thiếu máu vào năm 20 tuổi. Kể từ đó, cụ Emma vẫn duy trì thói quen ăn uống như thế suốt quãng đời còn lại.

Vậy thì theo tính toán, cụ bà đã ăn khoảng 100.000 quả trứng suốt 9 thập kỷ qua - một con số đủ ấn tượng để trở thành kỷ lục Guinness thế giới thứ hai của cụ.

Tại sao nên ăn trứng?

Ăn trứng mỗi ngày là bí quyết giúp cụ Emma Martina Luigia Morano sống thọ

Trứng được coi là một sản phẩm dưỡng sinh từ thời cổ đại, tương truyền rằng Từ Hy Thái Hậu đắp mặt nạ bằng lòng trắng trứng mỗi đêm để giảm nếp nhăn, giúp làn da mịn màng và trắng trẻo. Về mặt dinh dưỡng, trứng chỉ có 75 calo, trong đó có hàm lượng protein chất lượng cao dồi dào được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng dễ dàng, giúp tăng cường sức khỏe của cơ bắp, có lợi cho làn da và mái tóc, đối với những người thừa cân béo phì, ăn trứng cũng có tác dụng giảm béo.

Hơn nữa, axit amin thiết yếu methionine trong trứng có thể thúc đẩy gan phân hủy chất độc, axit amin tổng hợp trong trứng còn giúp sản sinh chất chống oxy hóa là glutathione, tăng cường chức năng giải độc của gan. Đối với choline trong trứng, nó là một nguyên liệu quan trọng để tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine; và acetylcholine có thể kích hoạt trí nhớ và khả năng học tập của não và giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Ăn trứng sẽ khiến cơ thể tăng cholesterol đúng không? Có nên ăn trứng mỗi ngày không?

Bác sĩ Triệu Cương, Trưởng khoa dinh dưỡng của bệnh viện Mã Giai, chỉ ra rằng quan niệm ăn trứng sẽ làm tăng lượng cholesterol cao là sai lầm. Thực tế trong lòng đỏ trứng, cholesterol chiếm lượng đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng). Tuy nhiên, nguồn cholesterol này không gây ứ đọng, xơ vữa động mạch.

Những người khỏe mạnh có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng

Lý do bởi trong trứng còn có lượng rất lớn chất béo lecithin. Chất này thường có ít ở các thực phẩm khác, có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.

Bác sĩ Kim Huệ Dân, Giám đốc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Tam Quân, chỉ ra rằng đối với những người cao tuổi có cân nặng tiêu chuẩn hoặc thậm chí quá gầy, ăn một quả trứng mỗi ngày là tốt, còn không cần phải lo lắng về cholesterol.

Châu Tú Quyên, một chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Điều trị và Phòng ngừa Bệnh mãn tính, khuyến cáo rằng, đối với những người cao tuổi có lượng cholesterol cao hoặc đang thừa cân không nên ăn nhiều hơn 3 quả trứng mỗi tuần.

Chọn và bảo quản trứng đúng cách, phải ghi nhớ những mẹo này

1. Chọn trứng vừa và nhỏ sẽ an toàn hơn: Quách Thạch Sùng, Chủ tịch Hiệp hội Chất lượng Trứng Đài Loan, nhắc nhở rằng những quả trứng quá lớn thường có vấn đề là vỏ trứng mỏng, đồng nghĩa với việc sức khỏe của gà mái không tốt.

Trứng tươi khi đập ra, lòng đỏ không bị loãng

2. Trứng tươi nặng hơn và vỏ trứng dày hơn: Bạn có thể dùng tay thử trọng lượng của trứng khi mua, trứng tươi sau khi đập ra, màng lòng đỏ sẽ đàn hồi hơn, lòng đỏ hoàn chỉnh và chắc, không bị loãng.

3. Đảm bảo vỏ trứng không bị nứt hoặc hư hỏng: Chỉ cần vỏ trứng bị nứt, vi trùng sẽ xâm nhập.

4. Mua về không nên rửa trứng: Rửa không những không loại bỏ được vi khuẩn Salmonella mà còn có thể khiến vi trùng trên bề mặt vỏ trứng xâm nhập vào trứng do hơi ẩm.

5. Đối với trứng chưa rửa, dùng khăn khô lau sạch bụi trên bề mặt, sau đó để riêng vào một chỗ trong tủ lạnh, tránh lây nhiễm chéo.

6. Khi cho vào tủ lạnh, nên xếp thẳng đứng, đầu tròn hướng lên trên, để tránh không khí trong buồng gió ảnh hưởng đến độ tươi ngon.

7. Trương Chiếu Cần, giáo sư ưu tú của Viện Vi sinh vật và Y tế Công cộng thuộc Đại học Trung Hưng, gợi ý: Trước khi nấu, hãy rửa sạch trứng bằng nước, sau đó đập trứng ra bát, trường hợp này tránh chất bẩn trên bề mặt vỏ trứng tiếp xúc với lòng trắng và lòng đỏ trứng, gây nhiễm vi khuẩn.

Nguồn: Aboluowang

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cu-ba-117-tuoi-nguoi-y-tiet-lo-bi-quyet-truong-tho-ra-la-an-thuc-pham-nay-moi-ngay-20210824163303227.chn)

Tin cùng nội dung

  • Hạt sen vừa là món ngon vừa là bài Thu*c chữa bệnh. Để dùng hạt sen chữa bệnh đạt hiệu quả nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau...
  • Tiếp xúc trong thời gian dài với ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương cho cấu trúc não bộ và suy giảm chức năng nhận thức ở người trong độ tuổi trung niên.
  • Tăng cân ở độ tuổi trung niên có thể làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ). Nguy cơ này có thể tăng lên tới 80%.
  • Các nhà khoa học Thụy Điển cho rằng người thừa cân dễ bị mất trí nhớ hơn so với người có cân nặng bình thường ở cùng độ tuổi này.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Dưỡng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại một sức khoẻ dẻo dai. Dưỡng sinh từ lâu đã là bí quyết phòng tránh mọi loại bệnh tật, giúp bạn vui tươi, lạc quan yêu đời trong một năm mới sắp tới.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Một cuộc thử máu có thể cho cảnh báo sớm về mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer nhờ một loại protein có khả năng chỉ báo rất tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY