Theo phó chủ tịch ubnd tỉnh lạng sơn đoàn thu hà, ngành đường sắt đã đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lạng sơn. trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp khiến hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu đường bộ gặp nhiều khó khăn, vận tải đường sắt đã phát huy hiệu quả trong phòng, chống dịch covid-19 cũng như duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đồng thời, hỗ trợ tích cực cho việc giảm áp lực thông quan tại các cửa khẩu đường bộ, tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu hàng hóa. năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu ga đồng đăng ước đạt 162,4 triệu usd, tăng 65,5% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ga đồng đăng đã xuống cấp và chưa đáp ứng được nhu cầu xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa. tuyến đường sắt từ ga đồng đăng kết nối tới ga gia lâm (hà nội) và đến các tỉnh khác, nhất là các tỉnh phía nam để chở hàng hóa gặp khó khăn do khác khổ đường sắt, dẫn đến phải chuyển tàu, tăng chi phí bốc xếp, kho bãi… những điều này ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của ga và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu này.
Ảnh minh họa. |
Phó chủ tịch ubnd tỉnh lạng sơn đề nghị, bên cạnh đề xuất những phương án triển khai phần việc thuộc trách nhiệm của địa phương đối với dự án, phía tổng công ty đường sắt việt nam quan tâm triển khai nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt hà nội - đồng đăng thành tuyến đường sắt tốc độ cao.
Đồng thời đầu tư, xây dựng mới, thực hiện bảo trì và nâng cấp kết cấu hạ tầng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn, Việt Nam) - Bằng Tường (Trung Quốc) nhằm đáp ứng được nhu cầu xuất nhập cảnh và giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tại buổi làm việc, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, sẽ sớm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương trong triển khai một số hạng mục của dự án cải tạo.
Đồng thời, tiếp thu các ý kiến kiến nghị của tỉnh, có giải pháp hội đàm, đối thoại với phía đường sắt vận tải Trung Quốc và sẽ kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải để nhanh chóng cho triển khai để nâng cao năng lực cho ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng nói riêng, cũng như các ga trên toàn tuyến.
Ở một diễn biến khác, ngày 12/1, ubnd tỉnh lạng sơn có văn bản gửi ubnd các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi việt nam đến cửa khẩu của tỉnh lạng sơn để xuất khẩu. thời gian thực hiện từ ngày 17/1/2022 cho đến tết nguyên đán nhâm dần.
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn tỉnh chỉ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại 3 cửa khẩu: Hữu Nghị, ga đường sắt Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) và Chi Ma (huyện Lộc Bình). Tuy nhiên, năng lực thông quan tại các cửa khẩu này còn hạn chế, dẫn đến tổng lượng xe tồn tại địa phương là 1.721 xe, trong đó 749 xe chở hoa quả.
Từ cuối tháng 11/2021 đến nay, lượng hàng hóa từ nội địa lên các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh rất lớn trong khi khả năng thông quan hàng xuất khẩu trong ngày chưa tăng thêm, cửa khẩu trọng điểm xuất khẩu hoa quả là Tân Thanh vẫn đang tạm dừng hoạt động.
Trung bình một ngày số lượng xe xuất khẩu chỉ đạt 80-100 xe (trong đó có 50-60 xe hoa quả). Tính đến sáng ngày 11/1, tổng lượng xe tồn tại 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma là 1.721 xe, trong đó 749 xe chở hoa quả. Với tốc độ thông quan như trên, để giải phóng hết hàng hóa là hoa quả đang tồn ở các bến bãi cửa khẩu của tỉnh sẽ cần 13-15 ngày, chưa kể hàng hóa đang tiếp tục đưa lên chờ xuất khẩu.
Ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng (gọi tắt là ga Đồng Đăng) nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, có diện tích khoảng 56 nghìn m2, bao gồm khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi, cung đường sắt, bãi hóa trường… Trong ga có 10 đường sắt đều là khổ lồng (có thể chạy được tàu khổ 1.000mm và 1.435mm). Tuyến đường sắt khổ lồng này chạy từ ga Đồng Đăng về đến ga liên vận quốc tế Gia Lâm (Hà Nội). Toàn tuyến này có chiều dài khoảng 167km và có 21 ga trên toàn tuyến; năng lực thông qua tối đa có thể chạy 19 đôi tàu/ngày đêm. |