Kinh tế xã hội hôm nay

Nao nao xứ Lạng,...!

Thấy có chuyến tham quan Lạng Sơn, lại qua đường Thái Nguyên lên chứ không phải như thông thường Hà Nội - Lạng Sơn, tôi hăng hái đăng ký.

Thấy có chuyến tham quan lạng sơn, lại qua đường thái nguyên lên chứ không phải như thông thường hà nội - lạng sơn, tôi hăng hái đăng ký. lý do, tôi đã từng công tác trên thái nguyên nhiều năm nên cũng muốn qua lại thêm một lần. ngày ấy chiến tranh, tàu xe khó khăn nên từ hà nội ngược thái nguyên thường phải hết một đêm, nhanh cũng phải 5, 6 tiếng. nhưng sáng nay, chiếc xe ôtô đời mới 45 chỗ ngồi phóng như bay trên cầu nhật tân, qua đường nội bài rồi thẳng cao tốc quốc lộ 3 chỉ mất hơn một tiếng. hơi tiếc là xe không vào thành phố mà men theo đường vành đai. nhưng khi đáng phải rẽ theo đường quốc lộ lên lạng sơn thì xe lại chạy thẳng theo đường bắc kạn. đang thắc mắc chưa kịp hỏi thì xe dừng lại ở cây số 7, lái xe nói để các cụ ăn sáng. sao không ăn uống trong thành phố mà vẽ chuyện lên mãi đây? được giải thích, địa điểm này là bờ đậu nổi tiếng về bánh chưng và bánh giò nóng, phàm ai đi qua đây đều phải dừng lại thưởng thức những đặc sản này. những loại bánh này thì có gì đặc biệt mà nhà xe phải mất công thêm hơn chục cây số đi về. nhưng đúng là đáng nhớ. không chỉ ngon mà còn rẻ. ấn tượng mãi về sự tinh tế, chu đáo của nhà xe. ăn sáng xong, các nhà hàng mời khách uống trà. anh tiến - người đại diện đơn vị tổ chức chuyến đi am hiểu sâu sắc về địa dư đất nước, nói với khách: “chúng tôi đã chuẩn bị cà phê nhưng đã lên đến đây mà các bác không thưởng thức trà thái nguyên thì thật uổng”.

Khi chủ quán rót trà từ chiếc ấm ra các chén nhỏ chợt thoáng dậy lên một mùi hương đặc trưng của trà. Nhìn những chén nước có màu xanh nhạt lẫn chút ánh vàng khiến ai cũng đều nhất loạt đưa chén trà lên sát mũi ngửi rồi mới nhâm nhi. Đúng là một chén trà ngon. Không phải khi nào cũng được thưởng thức một chén trà Thái thơm ngon vào một sớm thu mát mẻ nơi chiến khu Việt Bắc như vậy. Trong khi mọi người lâng lâng với vị trà đặc sản Thái Nguyên, cảm thấy vị ngọt ngọt như còn đọng lại nơi cổ thì anh Tiến vẫn nhẩn nha giải thích: “Thái Nguyên là đất trồng trà nổi tiếng, hầu như huyện nào cũng trồng nhưng tập trung vào 4 huyện là Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương và Định Hóa. Ta thường chỉ nghe nói trà Tân Cương là ngon nhất nên cả nước, chỗ nào cũng thấy bán trà Tân Cương. Em xin hỏi các bác, Tân Cương chỉ là một xã, lấy đâu mà nhiều thế? Mọi người gật gù. Anh Tiến tiếp tục: Theo tôi nghĩ một phần do thổ nhưỡng nhưng quan trọng là các công đoạn như tưới tắm, phân gio, hái và đặc biệt là sao sấy. Hái trà về phải sao ngay, gọi là sao suốt mà để phơi nắng hoặc tãi trên sân xi măng thì tuy có nhanh nhưng nước trà sẽ đỏ và không còn mùi thơm. Nếu đảm bảo đúng theo quy trình, thì tôi nghĩ chắc chắn khắp Thái Nguyên này, đâu cũng có thể cho ta được chén trà ngon, chứ không nhất thiết phải Tân Cương. Tôi đã sống ở xứ Thái lâu năm nên thấy anh Tiến nói đúng, nhiều khi người ta chỉ mải chạy theo thương hiệu mà quên mất sự tìm hiểu kỹ càng xuất xứ sản phẩm nên dễ mua phải hàng rởm.

Xe vòng trở lại theo quốc lộ 1b ngược lạng sơn. trên đường đi, anh tiến lại cho khách thêm nhiều kiến thức về lịch sử. cũng phải nói thêm, khách trên chuyến đi này hầu hết là những cán bộ lão thành, am hiểu nhiều lĩnh vực văn hóa, lịch sử, thậm chí có cả đồng chí từng công tác ở viện bảo tàng, vậy mà khi nghe anh tiến giới thiệu vẫn bị cuốn hút, không thấy ai bổ sung gì thêm. đủ thấy trước khi tổ chức chuyến đi, anh tiến chắc chắn đã dành thời gian tìm hiểu khá kỹ về những tư liệu mà mình sẽ giới thiệu. theo tôi, đây là một hình thức quảng bá địa lý, lịch sử kết hợp du lịch rất hay, vừa đi đường vừa kể chuyện, qua địa danh nào thì giới thiệu địa danh đó, một giáo dục trực quan giúp người nghe dễ thuộc dễ nhớ.

Xe qua La Hiên, Đình Cả, Võ Nhai... những địa danh của Thái Nguyên giáp với Bắc Sơn, địa đầu của tỉnh Lạng Sơn. Phố huyện miền núi Bắc Sơn tuy khác xưa nhiều nhưng vẫn còn vắng vẻ, không thấy quán hàng sầm uất như các huyện lỵ dưới xuôi. Đúng lúc mọi người đang đưa mắt sang hai bên đường thấp thoáng những cô gái Tày, Nùng áo chàm khăn vấn chậm rãi ngang qua thì anh Tiến chợt đặt câu hỏi: “Các bác có biết nơi đây là đâu không?”. Nhiều người biết nên nói, nhạc sĩ Văn Cao đã có một bài hát nổi tiếng về địa danh cách mạng này. “Vâng, đúng đấy ạ, nơi đây năm 1940 đã có cuộc nổi dậy của nhân dân các dân tộc đứng lên làm cuộc khởi nghĩa đánh Pháp, đuổi Nhật”. Và bỗng dưng đến đây, anh Tiến hào hứng cất lên bài ca “Bắc Sơn” của Văn Cao rất mạnh mẽ khiến tất cả mọi người trên xe không ai bảo ai đều hòa theo tạo thành một không khí rất hào hùng. Sau khi không khí im lặng trở lại, anh Tiến tiếp tục giới thiệu: “Nhưng Bắc Sơn đây cùng với Võ Nhai, Đình Cả... còn là nơi thành lập những đơn vị vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam, đó là các đội cứu quốc quân, mà nếu tính đơn giản theo tuổi đời, nó còn trước cả đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân mấy năm, báo hiệu thời kỳ chuyển hướng đấu tranh cách mạng từ tuyên truyền sang khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Anh Tiến nói rằng, anh còn muốn giới thiệu thêm với mọi người, cách đây khoảng 8.000 năm nơi mọi người đang đi qua còn là địa danh thuộc sơ kỳ đồ đá mới. Bộ lạc Bắc Sơn đã tiếp nối cư dân văn hóa Hòa Bình. Những điều anh Tiến giới thiệu khiến cả đoàn xe càng thêm chăm chú. Mọi người như một lần nữa được ôn lại quá trình lịch sử lâu đời của đất nước và lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Hết địa phận huyện bắc sơn là đất huyện bình gia. đây có vùng đặc sản gỗ nghiến. mọi người lên lạng sơn đi qua bên hữu lũng giáp ranh bắc giang thường thấy bầy bán thớt nghiến, nhưng thực ra gốc nguồn gỗ là từ bình gia đây. rồi xe qua huyện văn quan, chợt thấy một mùi hương thơm ngào ngạt ùa vào trong xe. anh tiến cho mọi người hay là xe đang vào đất của những cánh rừng hồi, đang vào vụ thu hoạch nên người dân thu hái và trải phơi đầy những cánh hoa hồi trước cửa nhà. hồi là một vị Thu*c quý và là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ẩm thực. lại nhớ đến một vị lãnh đạo cách mạng người dân tộc tày - hoàng văn thụ, quê xứ hồi mà nhà văn tô hoài đã viết rất hay trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của ông.

Trong lịch trình vắn tắt được ghi cụ thể để mọi người cùng biết, chuyến đi lạng sơn này nói nhiều tới địa danh khánh khê, thấy có cả nghi thức thả hoa trên cầu khánh khê, sông kỳ cùng và thắp hương trước đài liệt sĩ sư đoàn 337. trên đường tới cầu khánh khê, anh vũ tiến giải thích, xe sẽ dừng lại ở đây hơi lâu hơn các địa điểm khác. gọi là điểm tham quan nhưng thực ra đây là một cuộc hành hương rất ý nghĩa. cách nay gần 40 năm, quân xâm lược trung quốc bất ngờ huy động một lực lượng lớn quân đội với nhiều vũ khí ào ạt tràn sang xâm chiếm các tỉnh biên giới nước ta. riêng lạng sơn, chúng đã huy động tới cả một binh đoàn tinh nhuệ được chia thành 2 ngả, một đánh thẳng vào lạng sơn, một vu hồi theo hướng văn quan. nhưng tại ngã ba khánh khê, nơi này bộ đội sư đoàn 337 cùng quân dân lạng sơn đã dũng cảm chặn đứng và đánh tan âm mưu của địch, diệt nhiều xe cơ giới và hàng ngàn lính, buộc quân địch phải rút về. nhưng trong trận chiến đấu không cân sức đó, bên ta cũng chịu một tổn thất không hề nhỏ, gần như cả sư đoàn 337 đã lần lượt hy sinh. máu các chiến sĩ việt nam như đã nhuộm đỏ lòng sông kỳ cùng. trong cuộc chiến đó, đặc biệt là chiến công của chiến sĩ vi văn thắng cùng 6 đồng đội đã kiên trì bám trụ án ngữ trên đồi 609. cuối cùng lương thực cạn kiệt, đạn dược hết để rồi lần lượt hy sinh anh dũng sau khi tất cả đã dũng cảm giáp lá cà chiến đấu với quân địch.

Xe dừng lại ở khánh khê, một ngã ba vắng vẻ mà khi tới, chúng tôi chỉ thấy có hai người phụ nữ không rõ là người xuôi lên hay người dân tộc đang ngồi bán hoa quả. cũng có một vài chiếc ôtô, xe máy nhưng chỉ ào qua. nếu không có sự giới thiệu rành rẽ của anh vũ tiến thì hẳn tất cả chúng tôi cũng sẽ không một ai có thể biết được những sự kiện thiêng liêng từng xảy ra ở nơi đây. không hề thấy một dấu hiệu nào ghi lại cho hay về ý nghĩa lịch sử của địa danh. chúng tôi lần lượt lên thắp hương trên đài liệt sĩ. leo mấy chục bậc lên đến nơi đặt bia thì chỉ thấy ghi mấy dòng ngắn ngủi: “trên mảnh đất này, cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1979, sư đoàn 337 cùng quân và dân tỉnh lạng sơn đã chặn đứng và đánh bại quân xâm lược, lập chiến công vẻ vang”. nhiều người trong đoàn phân vân, sao những dòng chữ ghi quá chung chung, không thấy cụ thể ngày tháng, cũng không có một tấm bảng ghi danh tên tuổi và chiến công của những người con đã anh dũng hy sinh ra sao, là những ai và đã đánh thắng quân xâm lược nào.

Rời đài liệt sĩ, chúng tôi lặng lẽ ra phía cầu khánh khê. cây cầu đã được xây dựng lại khang trang nhưng cũng không hề thấy một tấm bảng nào ghi lại một trong những chiến công vĩ đại không thể quên trong lịch sử cách mạng bảo vệ tổ quốc của dân tộc. chí ít cũng nên có một tấm biển ghi lại tóm tắt sự kiện để mỗi người qua đường dễ dàng có thể nhận biết. phải biểu dương sự chu đáo và rất có ý thức của anh vũ tiến và công ty du lịch khi đã chuẩn bị khá chu đáo để mỗi người có một nén hương cắm trên đài liệt sĩ và có thêm những bông hoa cúc vàng cho đủ tất cả mỗi người trong đoàn. từ trên cây cầu khá cao nhìn xuống lòng sông, bây giờ chỉ thấy một màu nâu xám của con sông duy nhất chảy ngược lên phía bắc nhưng sao bỗng dưng ai ai như cảm thấy dòng nước đang chuyển từ màu xám sang màu đỏ thắm. máu của hàng ngàn chiến sĩ đã đổ xuống nơi đây. từng bông hoa cúc vàng được từ từ ném xuống lòng sông. đấy là những lời nhắn nhủ cho mai sau, sẽ mãi mãi không thể nào được phép quên là máu của những người con bất khuất của dân tộc có tên và cả không tên đã hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, để hôm nay chúng ta luôn được sống trong độc lập và tự do.

Đứng trên cầu khánh khê lúc này bất giác làm tôi không thể không liên hệ tới chiến công của các chiến sĩ ta đã hy sinh trên dòng sông thạch hãn năm 1972. nhưng ở quảng trị, người ta đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa để tri ân các anh hùng, liệt sĩ. lúc trở lại xe để về thành phố lạng sơn, bỗng nhiên không thấy ồn ào sôi nổi tiếng nói cười. mỗi người trong đoàn cảm giác đem theo trong mình một suy nghĩ.

Dù theo kế hoạch thì buổi chiều xe còn đưa đoàn đi chợ Đông Kinh mua sắm nhưng cảm giác như đã không còn ai mặn mà như lúc ban đầu khi Ban Tổ chức đưa ra chương trình. 

Huy Thắng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nao-nao-xu-lang-20138.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY