Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Cuộc truy dấu nhạy cảm sau khi cô gái B*n d*m nhiễm Covid

M*i d*m ở Italy hoàn toàn hợp pháp, song cũng không hẳn là một nghề chính thức. Covid-19 đã buộc những người hành nghề M*i d*m chấp nhận rủi ro để không rơi vào cảnh túng quẫn.

Khi thị trưởng của thành phố Modica thuộc vùng Silican, miền Nam Italy biết tin một gái bán hoa trong vùng có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, ông lập tức lo ngại về một đợt lây lan virus sẽ bùng phát ở thành phố của mình.

Vị thị trưởng khẩn trương kêu gọi những khách hàng sử dụng dịch vụ M*i d*m hãy đi xét nghiệm ngay, kèm theo lời đảm bảo rằng vợ của họ sẽ không phát hiện.

Nhưng việc truy dấu những người từng tiếp xúc với cô gái dương tính với Covid-19 gặp nhiều khó khăn khi Thị trưởng Ignazio Abbate nhận được các cuộc điện thoại nặc danh từ những người đàn ông yêu cầu được biết về ngoại hình của cô gái bán hoa.

Sự kín đáo và kỳ thị xoay quanh hoạt động M*i d*m không được kiểm soát đang “đặt mọi người vào tình thế nguy hiểm”, ông Abbate nói.

“Nỗi sợ thành người vô gia cư còn lớn hơn Covid-19”

Modica đến nay vẫn chưa phải trải qua một đợt bùng phát dịch mới, song khi cô gái B*n d*m nhiễm virus hồi phục sau cơn bạo bệnh tại bệnh viện ở Perugia vào tháng 7, thông tin về nghề nghiệp và hoàn cảnh của cô đã lan truyền khắp Italy.

Thực tế này phơi bày những khía cạnh mà đại dịch đã ảnh hưởng một cách tiêu cực và nặng nề đến những người thuộc các cộng đồng bị gạt ra lề xã hội Italy và chịu nhiều công kích nhất. Đồng thời, nó cho thấy những nguy cơ tiềm tàng đến từ các hoạt động M*i d*m bị che giấu và không được kiểm soát.

“Tất nhiên là tôi phải sợ rồi”, Fernanda Ponciano, gái B*n d*m 31 tuổi đến từ Torre del Lago ở Tuscany, nói. Cô Ponciano bắt đầu hoạt động trở lại sau khi Italy trải qua giai đoạn phong tỏa trong ba tháng. Buổi sáng, cô làm nghề giúp việc gia đình và hành nghề M*i d*m vào buổi chiều. Ponciano cũng đều đặn gửi tiền phụ cấp về cho mẹ, chị gái và cháu gái của mình ở Brazil.

“Nỗi sợ trở thành người vô gia cư còn lớn hơn cả nỗi sợ Covid-19”, cô Ponciano trải lòng.

Nỗi sợ rơi vào tình cảnh bần cùng khiến gái bán hoa ở Italy hoạt động trở lại bất chấp rủi ro nhiễm virus. Ảnh: New York Times.

M*i d*m tuy không bất hợp pháp song không được coi như một nghề chính thức ở Italy. Thế nên, hơn 70.000 người đang hoạt động trong ngành dịch vụ này ở quốc gia Nam Âu không đủ điều kiện nhận hỗ trợ kinh tế chính phủ mùa đại dịch. Để tránh rơi vào cảnh bần cùng, nhiều người phải chấp nhận hoạt động trở lại, bất chấp những rủi ro hiện hữu.

Mery Sommella, người hành nghề M*i d*m 54 tuổi ở Bologna, đã ngừng nhận khách từ hồi tháng 3. Đến đầu tháng 4, bà không còn đủ khả năng chi trả những mặt hàng thiết yếu nữa và buộc phải đến một tổ chức từ thiện địa phương để nhận những phần ăn miễn phí. Sommella cho biết bà lo sợ sẽ nhiễm virus nên không dám quay lại hành nghề.

“Trong suốt 40 năm hoạt động trong ngành này, tôi luôn tìm mọi cách để bảo vệ bản thân khỏi các loại mầm bệnh, nên giờ tôi không thể nhiễm virus corona được”, bà Sommella nói.

"Không phải bây giờ thì sẽ là không bao giờ"

Vào tháng 5, các tổ chức thúc đẩy quyền của người hành nghề M*i d*m tại Italy tìm cách thu hút sự chú ý và hỗ trợ từ chính phủ, lập luận rằng đại dịch đang phơi bày tác hại của việc buộc các hoạt động M*i d*m diễn ra một cách âm thầm.

Nhiều tổ chức từ thiện ở Italy đã quyên góp tiền để hỗ trợ nhu yếu phẩm, Thu*c men và tiền thuê nhà cho những người hành nghề M*i d*m. Nhưng phần lớn những người hoạt động trong ngành dịch vụ này, chủ yếu là người nhập cư, đã phải tự lo cho bản thân.

Hồi tháng 3, Regina Satariano, 60 tuổi, hành nghề M*i d*m ở Tuscany, nghe tin những đồng nghiệp bị đói và bị doạ đuổi khỏi nhà trọ do những khó khăn mà Covid-19 gây ra nên đã gom tiền tiết kiệm để mua thức ăn và xà phòng đến để giúp.

Bà Satariano cho rằng nếu không có sự hỗ trợ từ chính phủ, các cô gái bán hoa sẽ tiếp tục rơi vào thế khó và phải chịu đói. Nếu các nhà chức trách không tạo ra những thay đổi nhất định vào tình cảnh như hiện nay, thì họ sẽ không bao giờ hành động, bà Satariano nói thêm.

"Một lần nữa bị gạt ra khỏi hệ thống"

Một báo cáo mới đây của Mạng lưới Đấu tranh cho quyền của người hành nghề M*i d*m và Ủy ban Quốc tế về quyền của người hoạt động dịch vụ B*n d*m ở châu Âu cho thấy nhiều gái bán hoa đã bất chấp quy định giãn cách xã hội để nhận khách trở lại, đặt cả bản thân họ lẫn khách hàng vào tình trạng rủi ro.

Một ngày sau trường hợp người phụ nữ hành nghề M*i d*m tại Modica phải nhập viện vì Covid-19, một phụ nữ trẻ ở vùng Veneto, người được cho là có liên quan đến hoạt động M*i d*m, cũng có kết quả dương tính với virus corona và buộc phải điều trị y tế khẩn cấp.

Các báo cáo nhanh chóng truyền đi thông tin về một gái bán hoa khác ở vùng lân cận Venice cũng đã nhiễm Covid-19.

Dù không bị coi là bất hợp pháp song người hành nghề M*i d*m ở Italy vẫn đang chịu nhiều thiệt thòi. Ảnh: Reuters.

Vào tháng 7, ủy viên đảng Bảo thủ ở vùng Veneto là ông Antonio Guadagnini cho biết việc cho phép các nhà thổ mở cửa trở lại và tái điều chỉnh các hoạt động mua B*n d*m sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ruggero Razza, quan chức y tế ở Sicily, cho rằng các nhà chức trách nên cân nhắc lại phương án ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh đối với những nghề có nguy cơ nhiễm virus cao và hầu như không được kiểm soát như hoạt động M*i d*m.

“Lại một lần nữa chúng tôi bị gạt ra khỏi hệ thống lao động ở Italy”, nhà sáng lập Ủy ban Quyền bình đẳng của gái M*i d*m Pia Corve phát biểu.

Bà Corve cho biết thêm rằng bên cạnh việc không được nhận hỗ trợ kinh tế từ chính phủ, những người hành nghề M*i d*m còn không được xét nghiệm Covid-19 thường xuyên như những công dân khác.

Chính sách quản lý M*i d*m

Ở nhiều nước châu Âu khác như Hà Lan hay Đức , người B*n d*m có thể ký hợp đồng chính thức với khách hàng. Trong thời gian cách ly xã hội, những người đã đăng ký chính thức với chính phủ được xem là đủ điều kiện để nhận trợ cấp kinh tế từ chính phủ.

Scotland cũng liệt những người hành nghề M*i d*m vào danh sách thuộc chương trình cứu trợ của chính phủ nước này. Tại Hy Lạp, nơi M*i d*m được hợp pháp hoá và quản lý, các nhà thổ được phép mở cửa lại từ ngày 15/6, với điều kiện những người B*n d*m phải lưu lại thông tin về khách hàng trong 4 tuần để phục vụ mục đích truy dấu trong trường hợp có người nhiễm virus.

Mặt khác, giáo sư kinh tế học tại Đại học Siena là bà Francesca Bettio chỉ ra rằng dù các quy định về vấn đề liên quan đến M*i d*m ở Hà Lan và Đức tốt hơn Italy song không hoàn hảo.

Bà cho biết nhiều gái bán hoa ở các quốc gia đó, đặc biệt là những người không có giấy tờ tùy thân, đã rơi vào những kẽ hở của hệ thống phúc lợi trong cuộc khủng hoảng Covid-19, đồng thời không có phương pháp nào loại bỏ được sự kỳ thị dai dẳng xung quanh hoạt động M*i d*m.

Theo Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/cuoc-truy-dau-nhay-cam-sau-khi-co-gai-ban-dam-nhiem-covid-20200815165052667.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY