Khoa học hôm nay

Đại công thần nào nói Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo?

(MangYTe) - Ông là đại công thần của nhà Trần. Một tay ông cáng đáng bao trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ.

Đây là câu nói của thái sư Trần Thủ Độ với vua Trần Thái Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1257.

Ai tung noi

Đánh giá về trần thủ độ, sách "đại việt sử ký toàn thư" nhận xét: trần thủ độ tuy làm tể tướng, mọi việc không việc gì không để ý, vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. thái tông hoàng đế có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. thái tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua.

Ai tung noi

Trần Trọng Kim viết trong "Việt Nam sử lược" rằng: Thủ Độ là là đại công thần của nhà Trần. Một tay ông cáng đáng bao trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường.

Ai tung noi

Trần xuân sính chép trong sách "thuyết trần": trần thủ độ tuy không đỗ đạt khoa cử, có mưu lược hơn người, không chỉ là quyền thần nhà lý mà là quyền thần của ngay nhà trần. đối với tình thế đại việt, việc làm của ông được cho là có vai trò tích cực. ông phò nhà trần bình được nội loạn, làm cho đại việt kịp chấn hưng. đó chính là cơ sở để đủ sức lực và tinh thần chống cự được mông cổ.

Ai tung noi

Sử gia lê quý đôn chép trong sách "kiến văn tiểu lục" rằng trần thủ độ sau khi ch*t, được chôn ở xã phù ngự, huyện ngự thiên (nay thuộc hưng hà, thái bình). lăng có hổ đá, dơi đá, chim đá, bình phong bằng đá, chỗ đất ấy rộng 2 mẫu, cây cối um tùm.

Ai tung noi

Trần Thủ Độ kết hôn với Trần Thị Dung. Trước đó, bà là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, sau này lấy Trần Thủ Độ. Sau khi qua đời, bà được vua Trần phong làm Linh từ quốc mẫu năm 1259.

Ai tung noi

Trần Thủ Độ từng từ chối phong tể tướng cho anh trai, thưởng cho người tố cáo ông chuyên quyền trước mặt vua, khen ngợi người lính chặn kiệu vợ mình theo phép nước, đòi chặt một ngón chân của người cháu xin ông chức tước nhỏ.

Theo Hà Sơn/Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/dai-cong-than-nao-noi-dau-than-chua-roi-xuong-dat-be-ha-dung-lo/20201228100422169)

Tin cùng nội dung

  • Chính con người này đã khai phóng cho vua Trần Thái Tông con đường chứng ngộ và con đường lãnh đạo quốc gia. Hay nói khác, chính con người này đã khai phóng con đường xuất thế và nhập thế cho Phật giáo đời Trần. Khi con người này đưa ra tư tưởng chủ đạo cho mọi hành động của vua Trần Thái Tông nói riêng và cả triều đại nhà Trần nói chung rằng: Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình.
  • Sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ cho biết Nguyên lăng ở xã Đốc Trại, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) vua Minh Mạng đã cho dựng bia ghi nhớ vị trí lăng tẩm của các vua nhà Trần tại An Sinh
  • Ngoài dấu vết nền các công trình, theo mô tả của sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ, tại lăng còn lại 40 tảng đá kê chân cột; các dấu vết bậc cấp có thành bậc chạm rồng và chạm sấu, bậc rộng trung bình 4 thước (1,32m).
  • Thái lăng được xây dựng trên một quả đồi thấp có tên là đồi Tán (hay Trán) Quỷ nằm trong lòng của một thung lũng mà ba mặt Đông, Tây và Bắc được bao bọc bởi các dãy núi cao tạo thành thế tay ngai vững chắc.
  • Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, năm 1381, để tránh việc quân Chiêm Thành (Chăm-pa) tàn phá lăng tẩm, nhà Trần đã cho chuyển thần tượng15 của các lăng ở Giác Hương (Mỹ Lộc, Nam Định), Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương (Thái Bình) đưa về lăng lớn ở Yên (An) Sinh.
  • Nhà Trần (1225 - 1400) có hai khu sơn lăng lớn, khu sơn lăng thứ nhất nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, xưa là đất Thái Đường (Tinh Cương) phủ Long Hưng.
  • Thời Nguyễn, những quy chế về lăng tẩm được quy định một cách chặt chẽ trong Đại Nam hội điển sử lệ với 5 nội dung: quy chế, lệnh cấm, xây dựng, quy thức viên tẩm và cây trồng, ai vi phạm một trong những điều trên đều bị xử tử.
  • Vua Trần Thái Tông quyết theo con đường dung hoà hay vừa nhập thế, vừa xuất thế, vừa hành, vừa tri của Quốc sư khuyên nhủ, Thái Tông đem Đạo vào đời, tích cực phục vụ nhân dân cùng lúc với việc tham thiền học Đạo.
  • Đã có những giả thiết cho việc Yết Kiêu, Dã Tượng không làm quan như: Họ không muốn làm quan, họ không được vua tin do là người của Trần Hưng Đạo… Vậy đâu là lý do chính?
  • (MangYTe) – Đối diện khó khăn do dịch Covid – 19: Giải pháp nào khơi thông nền kinh tế?; Loay hoay với xe hết “đát” đến bao giờ?; Bất động sản tiếp đà suy giảm trên khắp cả nước; Ký ức Hà Nội qua tranh vẽ đường phố; Trần Thủ Độ - Người công tu phân minh...là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế và Đô thị ra ngày 29/02.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY