Ngày 17/1, cháu n.b.h. (9 tuổi, trú xã liên thành, huyện yên thành, nghệ an) không may sảy chân rơi xuống sông đào đoạn chảy ra địa bàn xã. dù biết bơi nhưng dưới dòng nước lạnh buốt, h. không thắng nổi tử thần. phải 3 ngày sau, lực lượng cứu nạn, cứu hộ mới tìm thấy thi thể cậu bé xấu số.
Trước đó không lâu, một học viên trường trung cấp an ninh nhân dân p.n.t (trú xã trung thành, huyện yên thành) cũng bỏ mạng khi ra sông đào tập bơi.
Hàng chục người đang tìm kiếm thi thể nạn nhân một vụ đuối nước thương tâm. |
Một buổi chiều mùa hè năm 2016, nữ sinh B.T.T.T (học sinh lớp 12A6, Trường THPT Yên Thành 2) xuống rửa chân bên mép sông Đào, đoạn qua xã Lý Thành, không may rơi xuống dòng nước. Hai người bạn gái đi cùng nhảy xuống cứu cũng bị cuốn trôi.
Sau đó ít lâu, cuộc sống của một nữ sinh lớp 8 cũng "chìm" trên dòng sông này.
Những hình ảnh giăng lưới tìm thi thể không còn xa lạ trên sông Đào. |
Dù đã 10 năm trôi qua nhưng người dân xã Trung Thành vẫn chưa quên được cái Ch?t đau lòng của hai chị em ruột Nguyễn Thị Thịnh (24 tuổi) và Nguyễn Thị Phương (22 tuổi). Hai cô gái vắn số bị ngã trên bờ đê rơi xuống lòng sông Đào. Vào thời điểm xảy ra sự việc, cả hai chị em đang là sinh viên một trường đại học ở Huế. Mọi ước mơ, hoài bão của hai cô gái trẻ và niềm hi vọng của bố mẹ các em đã bị dòng nước cuốn trôi vào một ngày giáp Tết...
Những cọc gỗ được người dân thiết kế để lên xuống. |
Nhiều người dân sinh sống 2 bên bờ sông đào cho biết, dọc con sông này, ở xã nào cũng từng có người Tu vong do đuối nước.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Danh Truyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: "Nhiều năm qua trên địa bàn huyện Yên Thành có rất nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên sông Đào. Thực trạng này đã gây tâm lý hoang mang cho nhiều người dân sinh sống ở đây".
Những cái Ch?t đau lòng trên sông đào đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng T*i n*n đuối nước. đối với người dân địa phương, con sông đào được gọi tên là... dòng sông "Ch?t".
Hệ thống taluy hai bên bờ có độ dốc cao và trơn trợt. |
Ông Đào Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Tăng Thành cho biết: "Mỗi năm, địa bàn xã có khoảng 3 người đuối nước trên sông Đào. Một trong những nguyên nhân là do taluy mái sông quá trơn, không thể bấu víu nếu chẳng may rơi xuống sông".
Theo thiết kê, cứ khoảng 600m mới có một bậc thang lên xuống. |
Theo ông Khai, việc thiết kế mái sông như vậy sẽ giúp ngăn tình trạng sạt lở, lưu lượng nước chảy nhanh hơn, đẹp về mỹ quan nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước khi người dân ở đây vẫn giữ thói quen tắm hay giặt giũ trên bờ sông. Xã Tăng Thành cũng đã có ý kiến lên đơn vị quản lý vận hành dự án bổ sung bậc lên xuống hoặc dựng lan can ngăn người dân xuống sông.
Người dân rất vất vả mỗi khi lên xuống bờ nước. |
Dòng sông đào được bê tông hóa hai bờ khi dự án đầu tư "khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi bắc nghệ an" được phê duyệt và triển khai từ năm 2012.
Mục tiêu của dự án là bảo đảm nước tưới ổn định, linh hoạt cho 27,6 nghìn ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt cho 4 huyện đô lương, yên thành, diễn châu, quỳnh lưu. ngoài ra, dòng sông này còn có tác dụng tiêu úng và giảm ngập cho khoảng 1.920 ha vùng trũng 2 huyện yên thành, diễn châu. chiều dài bờ kè sông là 56 km, trong đó đoạn chảy ra huyện yên thành là 25km.
Theo thiết kế, trên đoạn chảy ra huyện yên thành, cứ khoảng 600m bờ sông sẽ có 1 bậc rửa, phần còn lại được đổ bê tông kiên cố, mặt kênh nhẵn. nhiều ý kiến cho rằng, bậc rửa như vậy là quá ít, khoảng cách các bậc rửa quá xa. những người rơi xuống sông đào đều không thể bấu víu vào đâu, dẫn đến những kết cục thương tâm.
Mặc dù vậy, vào những ngày mùa hè, thời tiết nắng nóng, trẻ con, người lớn các xã ven sông vẫn coi dòng nước là nơi giải nhiệt. nhiều nơi, chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nguy hiểm đuối nước nhưng người dân vẫn phớt lờ. cuối chiều, trẻ con, người lớn vẫn tấp nập bơi lội trên sông.
"Dọc theo tuyến sông, lực lượng chức năng đều cắm biển cảnh báo tại các cầu bắc qua sông. Đơn vị thi công chỉ xây các bậc lên xuống ở vị trí các cầu. Sau sự việc thương tâm của cháu H. thì tôi có ý kiến, nếu không bổ sung bậc lên xuống thì cứ khoảng 50m, trên bờ kè phải có một dây xích sắt cố định. Khi gặp chuyện không may rơi xuống sông, nạn nhân có thể bám vào dây xích để lên được", ông Truyền nêu giải pháp.
Con sông Đào đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân. |
"theo thiết kế, đơn vị thi công chỉ xây các bậc lên xuống ở vị trí nơi có cầu bắc qua sông đào. còn những đoạn còn lại khi không may rơi xuống, người bị nạn không có gì để bấu víu, dẫn đến đuối nước. theo tôi để hạn chế tình trạng đuối nước, ngoài tuyên truyền, vận động người dân và các cháu nhỏ không tắm ở sông đào thì cứ cách 50m bờ sông, bổ sung một dây xích sắt cố định. khi không may rơi xuống sông thì nạn nhân có thể bám vào dây xích này để lên bờ hoặc "trụ" được cho đến khi có người ứng cứu", ông hoàng danh truyền đưa ra giải pháp.
Theo Dân trí