Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đau bẹn đùi mà chủ quan không khám, nam sinh phải cắt bỏ tinh hoàn vì hoại tử

(MangYTe) - Nam sinh 15 tuổi có triệu chứng đau vùng bẹn đùi nhưng chủ quan không đi khám, tự dùng Thu*c tại nhà. Khi đau không thuyên giảm, nam sinh nhập viện thì đã phải cắt bỏ tinh hoàn.

Hoại tử tinh hoàn do tự điều trị tại nhà

Mới đây, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận trường hợp bệnh nhân H.X.Q (15 tuổi) vào viện trong tình trạng đau vùng bẹn. Bệnh nhân được chẩn đoán xoắn tinh hoàn và được chỉ định phẫu thuật trái do hoại tử.

Bệnh nhân chia sẻ cách đây 3 ngày cảm thấy bị đau tinh hoàn, bệnh nhân đã tự mua Thu*c kháng sinh và giảm đau về điều trị. Bệnh nhân có triệu chứng đau nhiều không thuyên giảm nên được người nhà đưa tới viện khám.

Hình ảnh tinh hoàn bình thường và tinh hoàn bị xoắn.

Cách kiểm soát huyết áp không dùng Thu*c

Đòn cân não phía sau ca mổ ở Việt Nam đi vào lịch sử y học thế giới

Có nên tập luyện khi đang ốm?

Ths.BS Nguyễn Như Trung, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết, xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cấp tính thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên (12-22 tuổi). Đây là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục làm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn dẫn đến hậu quả thiếu máu và hoại tử tinh hoàn.

Những trường hợp bị xoắn tinh hoàn nếu được chẩn đoán sớm (dưới 6h từ khi khởi phát đau) sẽ có thể tháo xoắn bảo tồn tinh hoàn. Nếu người bệnh đến muộn khi tình trạng thiếu máu tinh hoàn quá lâu, tinh hoàn có thể bị hoại tử (một phần hoặc toàn bộ), không còn khả năng bảo tồn và buộc phải cắt bỏ.

"Đối với trường hợp bệnh nhân Q, do bị xoắn quá lâu khiến tinh hoàn hoại tử tím đen, không thể bảo tồn buộc phải cắt bỏ một bên tinh hoàn", bác sĩ Trung nói.

Bác sĩ Trung cho biết thêm, thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-22 khi xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội ở bìu bẹn, bìu sưng to gia đình cần đưa ngay tới cơ sở y tế chuyên khoa Tiết niệu nam học để được khám và điều trị sớm, tránh bỏ sót bệnh xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử phải cắt tinh hoàn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh về sau.

GS Nguyễn Văn Tuấn giải tỏa hiểu lầm sau những thông tin 'có vẻ khoa học' về Covid-19

Ngọc Minh- Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/dau-ben-dui-ma-chu-quan-khong-kham-nam-sinh-phai-cat-bo-tinh-hoan-vi-hoai-tu-20200302212039843.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo cháu biết, viêm tụy cấp rất dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, có nhiều biến chứng. Bệnh này có điều trị tận gốc được không?
  • Phần lớn viêm tụy cấp là thể phù (85-90%), điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày.
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism) là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở bụng hoặc chỉ xuống một phần.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY