Tiêu hóa hôm nay

Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong cho bé

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
Hàng năm có khoảng bốn-năm triệu trẻ em dưới năm tuổi ch*t vì bệnh tiêu chảy. Trong đó, 80% trẻ dưới hai tuổi, nguyên nhân gây Tu vong chính là do mất nước và điện giải. Tiêu chảy còn là nguyên nhân chính gây bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Bình thường, phân chứa khoảng 60-90% nước, nhưng người mắc bệnh tiêu chảy thì phân chứa hàm lượng nước trên 90%. tiêu chảy cấp tính là tình trạng tiêu chảy kéo dài khoảng hai tuần. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần, được xem là tiêu chảy mạn tính.

Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy cấp tính là nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, do Thu*c và rối loạn đường ruột.

Nhiều loại vi rút có thể gây tiêu chảy cấp tính thông thường là: Rotavirus, Adenovirus, Calicivirus, Astrovirus.

Một số nguyên nhân của tiêu chảy:

* Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng): thường nhiễm vào các loại thịt đã qua xử lý và các loại bánh làm từ sữa.

* Clostridium perfringens: thường nhiễm vào các thực phẩm nguội.

* Bacillus cereus: thường lây nhiễm qua gạo, đậu, giá sống.

* Salmonella typhi: hay nhiễm từ trứng gà, trứng vịt và thịt gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi.

* Shigella: thường có nhiều trong các nhà giữ trẻ, các vùng nông thôn.

* Escherichia coli (E.coli): hay nhiễm vào thịt chưa nấu chín, các loại nem chua, rau cải, pho mát.

* Vibrio cholerae: vi trùng gây bệnh tả, thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm.

* Vibrio parahaemolyticus: có nhiều trong đồ biển sống, nhất là hàu.

* Yersinia enterocolitica: dễ nhiễm vào thịt và sữa.

* Do ký sinh trùng: Giardia lamblia, lỵ Amíp, Cryptosporidium…

* Do Thu*c: kháng sinh, nhuận tràng, Antacids chứa magnesium…

* Do bệnh lý: buồn phiền, lo âu, nhiễm trùng máu…

Biểu hiện của bệnh: Tiêu chảy liên tục, sau lần đầu tiên đi ngoài phân nước trắng đục; ít khi đau bụng; thường không sốt, cơ thể lạnh; nôn mửa; mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút…

Xử trí: Cách ly bệnh nhân, bồi hoàn nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.

Cụ thể, tùy thuộc vào mức độ mất nước:

- Mất nước nặng (> 9% trọng lượng cơ thể): truyền tĩnh mạch Lactatringer hoặc NaCl 0.9% liều 100ml/kg thể trọng trong bốn-sáu giờ.

- Mất nước nhẹ - trung bình (3-9% trọng lượng cơ thể): uống ORS, truyền dịch khi ói nhiều hoặc không đảm bảo uống đủ, liều 30-80ml/kg thể trọng trong bốn-sáu giờ.

- Không có dấu hiệu mất nước

(< 3% thể trọng cơ thể): uống ORS và nước chín theo nhu cầu.

Biện pháp phòng ngừa:

- Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch.

- Vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước giải khát. Không nên ăn hải sản tươi sống.

- Sử dụng vắc-xin tả cho những vùng có nguy cơ dịch.

- Khi gia đình hoặc xung quanh có người bị tiêu chảy cấp, cần báo cho cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Mangyte.vn
Theo BS CKI Võ Thanh Hùng - Bệnh viện Q.2, TP.HCM
Phụ nữ thành phố

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tieu-chay-cap-nguyen-nhan-hang-dau-gay-tu-vong-cho-be-1644.html)
Từ khóa: tiêu chảy cấp

Tin cùng nội dung

  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY