Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng
Định nghĩa
Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy Thu*c có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.
Nội dung
Cơ chế gây đau bụng
Tạng rỗng trong ổ bụng bị căng giãn đột ngột (giãn dạ dày , ruột ...).
Nhu động co bóp tăng lên quá mức gây lên một áp lực cao hơn bình thường (hẹp môn vị , tắc ruột , sỏi mật ...)
Màng bụng bị đụng chạm, kích thước (thủng dạ dày - tá tràng , áp xe gan, viêm tụy...)
Phân loại đau bụng
Căn cứ vào diễn biến thường chia 3 loại đau bụng:
Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa: Bệnh tiến triển nhanh chóng dẫn tới Tu vong nếu không phẫu thuật kịp thời. Thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, túi mật căng to doạ vỡ .
Đau bụng cấp cứu nội khoa: Đau dữ dội đột ngột hoặc đau trội lên của tình trạng đau bụng kéo dài cần xử lý cắt cơn đau không cần phẫu thuật. Ví dụ: Giun chui ống mật, cơn đau do loét dạ dày - tá tràng ...
Đau bụng mãn tính: Đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng điều trị cũng đòi hỏi lâu dài .
Đau vùng thượng vị và phần bụng trên
Cấp cứu ngoại khoa:
Thủng dạ dày: Đau đột ngột như dao đâm, Shock, lo sợ. Bụng cứng như gỗ, mất vùng đục trước gan. X quang bụng có liềm hơi .
Viêm tụy cấp chảy máu: Đau đột ngột dữ dội sau bữa ăn. Shock nặng. Đau bụng căng vùng thượng vị, Mayorobson ( ). Amylaza máu - nước tiểu tăng.
Cấp cứu nội khoa:
Cơn đau dạ dày (loét hoặc viêm):
Đau thượng vị (đói hoặc no) nôn ợ chua.
Co cứng bụng, vùng đục gan còn.
Tiền sử có cơn đau thượng vị theo chu kỳ.
Rối loạn vận đông túi mật:
.Đau quặn gan.
Không sốt, không vàng da .
Hay gặp ở nữ trẻ lúc dậy thì, hành kinh, mang thai.
Đau bụng nội cơ thể chuyển ngoại:
Áp xe gan: Tam chứng Fontam
Nếu vỡ lên phổi phải mổ.
Sỏi mật: Tam chứng Charcot tắc mật.
Khi túi mật căng to, shock mật cần mổ .
Giun chui ống mật: Đau dữ dội chổng mông đỡ đau.
Khi có biến chứng thủng viêm phúc mạc phải mổ.
Đau vùng hố chậu, bụng dưới
Viêm ruột thừa: Đau HCP - sốt - bí trung đại tiện, Macburney ( )
BC tăng , TR ( ) , Doulas ( ) .
U nang buồng trứng xoắn: Đau hố chậu đột ngột. Shock TV ( ) có khối u.
Ví dụ: Viêm đại tràng mạn, viêm dạ dày mạn ...
Cách khám bệnh nhân đau bụng
Hỏi bệnh
Đặc điểm đau bụng:
Vị trí: Đau xuất phát - đau thượng vị (bệnh dạ dày), Đau HSP (bệnh gan)
Hoàn cảnh xuất hiện: Đau lúc đói (loét HTT), đau khi gắng sức(sỏi thận).
Hướng lan: Lan lên vai phải (sỏi mật).
Tính chất mức độ đau:
Cảm giác đầy bụng: Chướng hơi, thức ăn không tiêu.
Như giao đâm, xoắn vặn: Thủng, xoắn ruột.
Đau quặn từng hồi: Quặn thận, quặn gan ...
Cảm giác rát bỏng: Viêm dạ dày cấp ...
Đau dữ dội, đột ngột, chổng mông giảm đau: GCOM...
Hỏi các biểu hiện kèm theo đau:
Liên quan tới tạng bị bệnh: Nôn (dạ dày),ỉa lỏng (ĐT) đái máu (SN) .
Toàn thân: Sốt rét, nóng ( sỏi mật ), shock ( viêm tụy cấp ) ...
Hỏi tiền sử nghề nghiệp:
Tiền sử: Kiết lị (viêm đại tràng do lị amíp).
Công nhân sắp chữ in: Đau bụng do nhiễm chì ...
Khám lâm sàng
Toàn thân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, thở, da niêm mạc, lông tóc móng, tri giác.
Khám bụng: Nhìn, sờ, gõ, nghe, TR,TV.
Một số điểm đau: Macburney, thượng vị, môn vị HTT ...
Phản ứng thành bụng: Cứng như gỗ, căng, dấu hiệu “rắn bò“.
Thăm trực tràng TR (Touch rectum),thăm *m đ*o TV (touch Vagina) và túi cùng Douglas ( ) khi có viêm phúc mạc .
Xem phân, nước tiểu (màu, mùi).
Xét nghiệm
X quang bụng: Xem liềm hơi, mức nước, mức hơi, nốt cản quang.
Máu: HC, BC, CTBC, Amylaza máu, nước tiểu, urê, bilirubin.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đau bụng cấp
Chửa ngoài dạ con:
Tắt kinh 3 tháng, đau đột ngột bụng dưới, máu ra *m đ*o .
Mất máu trong (shock, trụy tim mạch).
Douglas ( ), máu theo tay .
Đau bụng nội khoa:
Đau bụng kinh: Đau khi hành kinh đỡ.
Viêm đại trang cấp do amíp: Đau HCT, ỉa phân nhày máu.
Đau toàn bụng hoặc đau không có vị trí gợi ý chẩn đoán
Đau bụng ngoại khoa:
Thủng ruột do thương hàn:
Người đang bị thương hàn đau bụng đột ngột.
Shock mạch nhiệt độ phân ly.
Có phản ứng phúc mạc.
X quang có liềm hơi.
Tắc ruột:
Đau quặn từng cơn.
Buồn nôn và nôn, bụng to bí trung đại tiện.
Quai ruột nổi, x quang: Mức nước, mức hơi.
Đau bụng nội khoa:
Đau bụng giun:
Đau quanh rốn.
Buồn nôn, nôn ra giun.
Ỉa ra giun, xét nghiệm phân trứng giun ( )
Đau quặn thận:
Đau dữ vùng thận lan xuống dưới tới Sinh d*c.
Rối loạn bài niệu x quang thấy sỏi niệu.
Nguyên nhân đau bụng mạn
Lao ruột:
Đau âm ỉ HCP - có hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện.
Có dấu hiệu nhiễm lao.
Viêm đại tràng mạn:
Đau bụng, phân nhày máu, soi trực tràng tổn thương.
Lao màng bụng:
Nhiễm lao, ỉa lỏng, có dịch bụng, mảng chắc.
Viên phần phụ: Đau hố chậu, rối loạn kinh, ra khí hư.
Các khối u ổ bụng: Gan, lách, dạ dày, ruột.
Kết luận
Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng khó.Trước hết cần xác định đau bụng ngoại khoa.
Thành viên Dieutri.vn
.
Nguồn: Internet.