Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang chứa cục máu đông có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào

Triệu chứng máu đông khác nhau tùy vào vị trí đông máu. Nhìn chung, chúng đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời. Vì thế, khi nhận biết được các triệu chứng người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Độ nhớt của máu là một chỉ số đo lưu lượng máu. Khi độ nhớt của máu tăng lên, các thành phần khác nhau trong mạch máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các loại protein khác nhau… sẽ ngưng tụ lại và làm tốc độ máu chảy chậm hơn.

Cục máu đông là những cục máu chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng gel. Chúng thường không gây hại cho sức khỏe vì chúng bảo vệ cơ thể bạn không bị chảy máu khi tự cắt vào da thịt.

Tuy nhiên, khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu của bạn, chúng lại cực kỳ nguy hiểm.

Nếu bạn gặp phải những hiện tượng sau đây thì tốt nhất nên đi xét nghiệm máu ngay để phòng tránh nguy cơ cục máu đông hình thành.

Đầu óc choáng váng, hoa mắt

Khi độ nhớt của máu tăng cao, máu sẽ chảy chậm lại và làm hàm lượng oxy trong máu giảm xuống. Việc cung cấp máu và oxy lên não cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt vào sáng sớm.

Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức

Thường thì sau một đêm ngủ đủ giấc, bạn sẽ rất tỉnh táo, phấn chấn khi thức dậy. Nhưng nếu thức dậy với một cơ thể uể oải, mệt mỏi thì nên cẩn thận với nguy cơ tăng độ nhớt trong máu. Do khi độ nhớt của máu tăng lên thì tốc độ máu chảy sẽ chậm lại, từ đó làm khả năng vận chuyển oxy giảm nên sau khi thức dậy bạn thường có cảm giác mệt mỏi hơn.

Khó thở

Vì độ nhớt của máu tăng cao nên máu lưu thông không đủ, từ đó làm quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide gặp vấn đề. Chính điều này sẽ làm phổi, não và các cơ quan khác rơi vào trạng thái thiếu máu cục bộ, thiếu oxy. Hậu quả là sáng ngủ dậy bạn sẽ gặp phải tình trạng khó thở, ngạt thở.

Ho không có lý do

Nếu đôi khi bạn có những cơn ho khan bất ngờ cũng như khó thở, tăng nhịp tim và đau ngực, đó có thể là một triệu chứng của tắc mạch phổi. Bạn cũng có thể ho ra chất nhầy thậm chí cả máu.

Đau ngực

Nếu bạn cảm thấy đau ngực khi hít thở sâu, đó có thể là một trong những triệu chứng của thuyên tắc phổi.

Cảm giác đau ở ngực thường nhói giống như dao đâm, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng mình đang bị đau tim. Sự khác biệt chính giữa chúng là PE luôn trở nên tồi tệ hơn khi thở. Trong mọi trường hợp, bạn nên gọi 911 ngay lập tức vì hậu quả có thể gây Tu vong.

Chân đổi màu đỏ hoặc sẫm màu

Các đốm đỏ hoặc khoảng sẫm màu trên da xuất hiện mà không rõ lý do có thể là triệu chứng của cục máu đông ở chân. Bạn cũng có thể cảm thấy đau và ấm ở khu vực này và thậm chí đau khi duỗi các ngón chân lên trên.

Đau cánh tay hoặc chân

Thông thường cần phải có một số triệu chứng để chẩn đoán chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nhưng dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh nghiêm trọng này mà bạn có thể mắc phải là đau. Đau do cục máu đông có thể dễ bị nhầm với chuột rút cơ, nhưng loại đau này thường xảy ra hơn khi bạn đang đi bộ hoặc gập bàn chân lên trên.

Sưng ở tay chân

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy rằng, một trong những mắt cá chân của bạn bị phồng lên, đó có thể là một triệu chứng cảnh báo của DVT. Tình trạng này được coi là trường hợp khẩn cấp vì cục máu đông có thể tự vỡ bất cứ lúc nào và đi đến một trong các cơ quan của bạn.

Những vệt đỏ trên da của bạn

Bạn có nhận thấy những vệt đỏ đột ngột xuất hiện dọc theo chiều dài của tĩnh mạch? Bạn có cảm thấy ấm áp khi chạm vào chúng không? Đây có thể không phải là một vết bầm tím bình thường và bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nôn mửa

Nôn mửa có thể là một dấu hiệu của việc bạn có một cục máu đông trong bụng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ mạc treo, nó thường đi kèm với cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Nếu ruột của bạn không được cung cấp đủ máu, bạn cũng có thể bị buồn nôn thậm chí có máu trong phân.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm

Như vậy, cơ chế hình thành cục máu đông là cần thiết nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu quá mức do tổn thương. Tuy nhiên nếu cục máu đông hình thành không do tổn thương mà trong các trường hợp khác chúng không tự tan ra sẽ là mối rủi ro lớn gây tắc mạch máu và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Thường gặp là cục máu đông hình thành do mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch vỡ ra. Chúng di chuyển theo mạch máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm nhất là gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ do làm tắc nghẽn máu não.

Ngoài ra, tình trạng máu chảy chậm do rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể là nguyên nhân khiến các tiểu cầu dính vào nhau và hình thành cục máu đông.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:

Người béo phì có nồng độ cholesterol trong máu cao, nhất là cholesterol xấu dễ gây xơ vữa động mạch.

Người bệnh ung thư.

Người có vấn đề tim mạch, bệnh giãn tĩnh mạch, hẹp mạch máu, rung nhĩ.

Tiền sử bản thân hoặc gia đình từng bị biến chứng hoặc chẩn đoán hình thành cục máu đông bất thường.

Lối sống lười vận động.

Người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất béo, nhất là chất béo xấu.

Hút Thu*c lá, uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày.

Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn bình thường.

Theo Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/dau-hieu-canh-bao-co-the-dang-chua-cuc-mau-dong-co-the-gay-dot-quy-bat-cu-luc-nao-20210928145407061.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY