Lượng đường trong máu là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn và duy trì lượng đường ở mức bình thường là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nhưng bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều biết lượng đường trong máu có thể giảm.
Mặc dù có thể có các biện pháp khắc phục để tăng lượng đường trong máu của bạn một cách nhanh chóng, nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ và điều trị càng sớm càng tốt. Khi không được kiểm soát, lượng đường trong máu thấp cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Chuyên gia dinh dưỡng Bonnie Taub-Dix, tác giả cuốn "Read It Before You Eat It – Taking You from Label to Table" đã chia sẻ những điều cần biết về lượng đường trong máu thấp và các dấu hiệu cho thấy nó đang giảm nhanh chóng trên trang Eatthis. Và dưới đây là những thông tin bạn nên nắm được.
Taub-Dix cho biết: "Lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ bao gồm chế độ ăn uống, thói quen ngủ và tập thể dục của bạn. Lượng đường trong máu cũng có thể phụ thuộc vào việc bạn có một số bệnh lý nhất định như tiểu đường hoặc hạ đường huyết hay không. Lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm trong suốt một ngày và mục tiêu của chúng ta là giữ cho chúng ổn định trong phạm vi bình thường".
Taub-Dix giải thích: "Lượng đường trong máu giảm đột ngột có thể xảy ra khi bạn đã đi quá lâu mà không ăn, đặc biệt là sau khi bạn đã tập thể dục. Một số người cũng dễ bị giảm lượng đường trong máu do các loại thuốc họ đang dùng. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, uống quá nhiều insulin cũng có thể khiến lượng đường trong máu thất thường và nguy hiểm.
Trong một số trường hợp bị bệnh như cúm, hoặc có các triệu chứng buồn nôn và nôn, bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng do không thể ăn uống đúng cách, do đó cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp".
Theo Taub-Dix, lượng đường trong máu giảm mạnh có thể cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt nếu bạn đang lưu thông trên đường, vận hành máy móc hoặc chỉ có một mình. Lượng đường trong máu bị giảm nhanh chóng có thể khiến bạn ngã, đập vào đầu hoặc tổn thương nghiêm trọng.
Taub-Dix giải thích, lượng đường trong máu thấp có thể gây ra nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực.
"Khi bạn cảm thấy run rẩy hoặc đổ mồ hôi, bạn cần tự hỏi mình lần cuối cùng bạn ăn là khi nào và bạn đã ăn gì", Taub-Dix nói. "Một số loại thực phẩm, như carbs đơn giản, có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh và sau đó giảm xuống. Bạn nên bổ sung protein, chất béo lành mạnh và các loại carb ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn của mình để kiểm soát đường huyết", ông nói thêm.
Taub-Dix nói: "Khi bụng của bạn trống rỗng, bạn sẽ không có đủ nhiên liệu để cơ thể 'chạy' tiếp. Chìa khóa là ăn một bữa ăn cân bằng với bộ ba protein, carbs ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh sẽ giúp bão hòa bạn và cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng phối hợp với nhau để giữ cho lượng đường trong máu ổn định".
Đường cung cấp năng lượng cho bộ não của bạn. Quá nhiều đường rõ ràng cũng có thể có tác động tiêu cực, nhưng khi bạn không ăn hoặc khi bạn không ăn đúng cách cân bằng thực phẩm thì bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt và choáng váng.
Nếu bạn nhận thấy rằng bạn có xu hướng giảm lượng đường trong máu và bạn đang cảm thấy choáng váng, chóng mặt, yếu đuối, thờ ơ và bạn thiếu tập trung, bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết nên làm gì tốt nhất nhé.
Theo Eathis, Boni
https://afamily.vn/dau-hieu-canh-bao-luong-duong-trong-mau-cua-ban-dang-giam-nhanh-chong-20220907165833957.chnChủ đề liên quan:
lượng đường trong máu đang giảm