Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đau, tê bì các ngón, coi chừng hoại tử chân

(CTO) - Các bác sĩ Khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa can thiệp cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị tắc động mạch chi cấp tính, đe dọa hoại tử chân, nguyên nhân là do xơ vữa mạch máu và tình trạng tăng đông máu.

(CTO) - Các bác sĩ Khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa can thiệp cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị tắc động mạch chi cấp tính, đe dọa hoại tử chân, nguyên nhân là do xơ vữa mạch máu và tình trạng tăng đông máu.

đoạn huyết khối gây tắc mạch trong lòng chi dưới đe dọa hoại tử chân người bệnh. ảnh bv cung cấp.

Ông C.V.N (58 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) vào viện ngày 7-6 vì triệu chứng đau, tê, lạnh nhiều, mất cảm giác bàn chân trái. Qua thăm khám và kết quả chụp MSCT, các bác sĩ chẩn đoán ông N bị tắc hoàn toàn động mạch chậu, đùi, khoeo và cẳng chân trái do xơ vữa mạch máu và tình trạng tăng đông máu hình thành huyết khối. Các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh, trong hơn 1 giờ, dùng ống thông chuyên dụng lấy ra toàn bộ đoạn huyết khối dài 80cm trong mạch máu. Sau can thiệp, người bệnh đi lại được, 2 chân hồng hào, hết tê, hết lạnh, mạch máu 2 chân đập tốt.

ThS.BS Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực cho biết tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục máu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật… Hậu quả là làm thiếu máu nuôi cấp tính phần chi mà động mạch đó nuôi dưỡng, nếu tình trạng không được giải quyết kịp thời, phần chi sẽ bị hoại tử trong vòng vài giờ đến vài ngày.

Đối tượng có nguy cơ tắc động mạch chi cấp tính gồm người có bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, hẹp van 2 lá, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, u nhày nhĩ trái, phình động mạch, xơ vữa động mạch, viêm mạch máu; người mắc các bệnh lý tăng đông máu như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, ung thư; người bị đái tháo đường, tăng lipid máu. Ngoài ra, người hút Thu*c lá, từ 50 tuổi trở lên hay thường xuyên sử dụng các Thu*c ngừa thai, chất gây nghiện cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bác sĩ tuấn cũng đặc biệt lưu ý các triệu chứng ban đầu của tắc động mạch chi cấp tính dễ lầm lẫn với các bệnh về xương khớp nên người bệnh thường chủ quan, bỏ sót hoặc chậm trễ đi khám. do đó khi có một trong những triệu chứng như đau xảy ra đột ngột, dữ dội ở chi hay cảm giác tê bì, kiến bò vùng da chi bị tắc mạch, mất cảm giác, chi lạnh và tái nhợt, cử động các ngón yếu, thậm chí liệt hoàn toàn, nên kịp thời đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa mạch máu, tránh hậu quả đáng tiếc.

THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/dau-te-bi-cac-ngon-coi-chung-hoai-tu-chan-a134274.html)

Chủ đề liên quan:

hoại tử chân tắc mạch tê bì

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Ngày 10/8, nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa điều trị thành công cho bệnh nhân đột quỵ do tắc động mạch thân nền bằng kỹ thuật hiện đại.
  • Tắc mạnh ối một biến chứng phụ khoa hiếm gặp cực kỳ nguy hiểm, có tỷ lệ Tu vong cao tới 80%, không thể dự phòng được và chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu.
  • Trĩ hậu môn là những tổ chức mạch máu bình thường, ở trong lòng ống hậu môn từ khi người sinh ra.
  • Tắc mạch trĩ là sự hình thành những cục máu đông do sự phá vỡ mạch máu tại mạng mạch trĩ. Đây là một biến chứng hay gặp, luôn luôn là sự biểu hiện và tiến triển ngấm ngầm của bệnh trĩ, dẫn đến một bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ, đột ngột đau buốt hậu môn, kèm theo phù nề ngày một gia tăng theo mức độ đau, buộc bệnh nhân không thể cố tình bỏ qua.
  • 63 tuổi mới may mắn có được đứa cháu nội đầu tiên, thế nhưng đã gần 2 năm trôi qua, cô Lưu Thị Thuận (Gia Viễn - Ninh Bình) vẫn chưa từng một lần được bế cháu chỉ vì chứng tê bì, co quắp 2 tay, đau dọc sống lưng và đau khớp gối phải.
  • Viêm tắc mạch Đông y gọi là thoát thư, bệnh thường thấy ở tay, chân; hay gặp nhiều nhất là ở chân, bệnh có liên quan đến thần kinh và vận mạch.
  • Tôi bị nhồi máu não đã lâu. Xin hỏi phương pháp điều trị căn bệnh này? Nguyên nhân nào khiến bị tai biến này?
  • Chị Hiên bị nhiễm HIV đã hơn 3 năm nay. Gần đây để dự phòng nhiễm trùng cơ hội (bệnh lao) chị được uống dự phòng lao bằng Thuốc isoniazid theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế. Bác sĩ cho chị biết:
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp ở phụ nữ mang thai ít vận động, thường xảy ra ở tĩnh mạch chân, háng hoặc xương chậu trong thai kì.
  • Gần đây, nhiều bạn đọc viết thư về tòa soạn hỏi về các tai biến sản khoa, đặc biệt là tai biến tắc mạch ối; nguyên nhân do đâu; có cách nào khắc phục và hạn chế được các tai biến này không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY