Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Hành trình cứu chàng trai 37 tuổi bị phình động mạch chủ đến 2 lần tắc mật

Ngày 10.8, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay vừa cứu sống bệnh nhân trẻ tuổi bị phình động mạch thân tạng gây chèn ép tắc mật, xuất huyết tiêu hóa và hệ thống động mạch bị phình nhiều nơi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp của căn bệnh phình động mạch chủ. Các bác sĩ đã phải 2 lần can thiệp mới giúp bệnh nhân thoát khỏi “cửa tử

Cứu sống phụ nữ đã bị ch*t thai trong bụng, lại còn suy gan cấp

15 phút cứu sống sản phụ mắc 2 bệnh tim rất nặng

Bé trai 6 tuổi xin về nhà chờ ch*t đã bất ngờ được cứu sống

Bệnh lý phức tạp, nguy cơ Tu vong cao

Bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương – Phó Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Trưởng Đơn vị can thiệp mạch tạng, Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết bệnh nhân là anh L.V.V.(37 tuổi, ngụ TPHCM). Cách đây hơn 10 năm, anh V. được chẩn đoán bị tăng huyết áp, nhưng vì tình trạng sức khỏe ổn định, chỉ mệt khi hoạt động gắng sức nên anh chủ quan không khám sức khỏe định kỳ cũng như điều trị chứng tăng huyết áp.

Gần đây, trong lúc đang làm việc, anh V. đột ngột chóng mặt, sau đó nôn ra máu đỏ bầm, đau thắt vùng thượng vị. Anh V. được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y dược. Tại đây, các bác sĩ tiến hành CT và nội soi dạ dày tá tràng cho bệnh nhân.

Kết quả cho thấy, anh V. bị xuất huyết tiêu hóa trên nghi do chảy máu đường mật từ khối máu tụ và giả phình kèm hiện tượng tắc mật do chèn ép. Khối máu tụ to với đường kính hơn 8cm (nằm vùng đầu và thân tụy) do giả phình động mạch (đường kính 28mm) đang hoạt động ngay phần chia đôi của động mạch thân tạng gây chèn ép gây tắc mật và nguy cơ vỡ lan rộng (do chảy máu tiếp diễn).

Các xét nghiệm cho thấy rõ tình trạng người bệnh bị vàng da tắc mật như: bilirubin tăng cao, men gan tăng gần 1000 UI/ml và thiếu máu.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị phình động mạch chủ bụng và động mạch dưới đòn trên bệnh nền tăng huyết áp. “Với tình trạng này, người bệnh có nguy cơ Tu vong cao nếu túi giả phình tiếp tục phát triển, đồng thời có nguy cơ thúc đẩy biến chứng diễn tiến nặng như tắc mật, chảy máu tiêu hóa”, bác sĩ nói.

Nhận định đây là tình trạng bệnh lý phức tạp, nguy cơ biến chứng và Tu vong cao khi tiến hành can thiệp cho người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa giữa Khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Khoa Lồng ngực mạch máu, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Đơn vị Can thiệp mạch tạng để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho người bệnh.

Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định không can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật ở thời điểm hội chẩn, tránh “bức dây động rừng” mà tiến hành theo dõi diễn tiến tình trạng tắc mật và xuất huyết tiêu hóa vì việc can thiệp cũng có nguy cơ biến chứng cao kể cả Tu vong (do tình trạng người bệnh tạm ổn về lâm sàng và huyết động sau khi nhập viện).

Qua theo dõi các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm và kích thước khối máu tụ dưới siêu âm, các bác sĩ đánh giá diễn tiến lâm sàng không thuận lợi, cần tiến hành hội chẩn lần 2 và quyết định can thiệp nội mạch.

Kết quả chụp CT cho thấy khối giả phình và khối máu tụ của bệnh nhân - Ảnh: N.P

“Sau khi cân nhắc các phương án điều trị cho người bệnh và kết quả chụp mạch máu xóa nền, chúng tôi đã quyết định can thiệp lần đầu bằng cách đặt khung hợp kim có màng phủ (stentgraft) để che túi giả phình và chuyển dòng chảy vào động mạch gan. Đây là phương pháp an toàn nhất ở thời điểm hiện tại cho người bệnh, nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao trước các nguy cơ tai biến (như không kiểm soát chảy máu khi có biến chứng chảy máu trong thủ thuật, nguy cơ tắc động mạch lách, động mạch gan và không che hết cổ giả phình...) đồng thời cân nhắc hướng xử lý tiếp theo tùy theo diễn tiến bệnh ngay sau can thiệp”, bác sĩ Thái chia sẻ.

Sau khi can thiệp thành công, bệnh nhân bất ngờ bị tắc trở lại

Trong lần can thiệp đầu tiên các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn (do có phình động mạch chủ bụng, phình gốc động mạch thân tạng, giả phình nằm ở ngã ba, cổ giả phình lớn...), nên chỉ đặt thực hiện đặt stent graft với tỉ lệ đạt 80% hiệu quả về mặt kỹ thuật (không tiếp tục tiến hành để đạt 100% do nguy cơ biến chứng cao như vỡ phình do thao tác kỹ thuật) và vẫn ghi nhận dòng chảy nhỏ bên ngoài stent vào giả phình do cổ giả phình quá rộng.

Sau can thiệp, người bệnh hết tình trạng tắc mật, các chỉ số sinh hóa (men gan, bilirubine toàn phần) hoàn toàn bình thường. Kết quả siêu âm kiểm tra cho thấy túi giả phình thu nhỏ lại chỉ còn đường kính 20mm. Tình trạng sức khỏe người bệnh ổn định, được cho xuất viện kèm Thu*c huyết áp, kháng tiểu cầu kép và hẹn tái khám sau 2 tuần. Bệnh nhân sau đó được tái khám trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Tuy nhiên, 10 ngày sau, người bệnh vào cấp cứu do đột ngột đau bụng vàng da. Kết quả siêu âm và CT cho thấy túi giả phình hoạt động tiến triển và tắc hoàn toàn stentgraft. Người bệnh được tiếp tục thực hiện can thiệp lần 2 để tắc hoàn toàn túi giả phình.

Hình ảnh DSA (chụp mạch số hóa xóa nền) sau can thiệp mạch tạng cho bệnh nhân - Ảnh: N.P

"Ở lần can thiệp thứ 2, chúng tôi đã đặt 6 coil với chiều dài hơn 3,6 mét (mỗi coil dài 60 cm, đường kính 1mm) để lấp đầy khối giả phình. Kỹ thuật đặt coil thuận lợi do đã có khung hợp kim đặt lần 1 làm khung chậu. Sau can thiệp, khối giả phình được lấp đầy, không còn hoạt động. Động mạch lách được bảo tồn; động mạch gan chung bị tắc hoàn toàn (nằm trong dự đoán) nhưng gan không bị ảnh hưởng do vẫn còn tĩnh mạch cửa nuôi dưỡng. Một ngày sau, người bệnh được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định, không còn nguy cơ biến cố do túi giả phình đã được giải quyết triệt để”, bác sĩ Dương cho biết.

Theo bác sĩ Dương, vỡ phình động mạch thân tạng là bệnh rất hiếm gặp, vỡ phình tạo khối máu tụ và giả phình hoạt động có biến chứng tắc mật và xuất huyết tiêu hóa càng hiếm hơn. Đây là bệnh rất nguy hiểm vì ngay cả túi phình với kích thước nhỏ thì nguy cơ vỡ rất cao. Khi vỡ tỉ lệ Tu vong đến 80%, nhất là các túi phình to, nằm ngay ngã ba và kèm theo phình động mạch chủ bụng. Việc can thiệp điều trị cho người bệnh đòi hỏi kỹ thuật cao theo một tiến trình phù hợp. Can thiệp nội mạch là xu hướng chọn lựa đầu tiên cho các túi phình hoặc giả phình nằm ở các vị trí khó khăn cho việc can thiệp bằng phẫu thuật.

“Những người có tiền sử hút Thu*c lá, tăng huyết áp, từng mắc các bệnh về mạch máu hoặc gia đình có người bị bệnh về động mạch nên chủ động thăm khám định kỳ để được điều trị tốt các bệnh nền, tránh nguy cơ biến chứng cao khi biến cố xảy ra. Ngay khi có các triệu chứng ở bụng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Dương khuyến cáo.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/hanh-trinh-cuu-chang-trai-37-tuoi-bi-phinh-dong-mach-chu-den-2-lan-tac-mat-142345.html)

Tin cùng nội dung

  • Hường bị đau răng, sưng lợi đến phát sốt. Đúng là “thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng”, đau nhức lên tận óc, đứng ngồi không yên, ăn ngủ không được...
  • Cho đến hiện nay, bệnh tim bẩm sinh là bệnh hay gặp nhất ở Việt Nam. Các chuyên gia tim mạch ước tính rằng: có khoảng 1 - 2% các em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhẹ nhất như là còn ống động mạch, đến nặng nhất là hoán vị đại động mạch…
  • Bà cụ tự sử dụng Thuốc chống viêm loại diclofenac điều trị viêm khớp dẫn đến tai biến xuất huyết tiêu hóa, phải cấp cứu
  • Tôi hay tụ tập bạn bè nhậu nhẹt dùng rượu bia. Sau khi uống rượu, tôi thường say và rất đau đầu. Tôi nghe nói uống paracetamol hoặc Thuốc giảm đau khi uống rượu thì sẽ không bị say.
  • Gần đây, nhiều bạn đọc viết thư về tòa soạn hỏi về các tai biến sản khoa, đặc biệt là tai biến tắc mạch ối; nguyên nhân do đâu; có cách nào khắc phục và hạn chế được các tai biến này không?
  • Piebaldism là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường liên quan đến khiếm khuyết trong việc di chuyển của tế bào melanoblasts từ mào thần kinh.
  • Ngày 29/7, Trưởng Khoa Phỏng BV Chợ Rẫy, BS Trần Đoàn Đạo, xác nhận sức khỏe nạn nhân Mai Văn Sang (SN 1991, quê Đồng Tháp) đang tiến triển tốt và sẽ được cắt lọc hoại tử trong tuần này.
  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY