Khoa học hôm nay

Đây là cách nhận biết một cục phân 7.000 năm tuổi là của chó hay người tiền sử

Một hệ thống trí tuệ nhân tạo đã được tạo ra để thực hiện nhiệm vụ chuyên biệt nói trên.

Người ta biết rằng con người và loài chó đã sống cùng nhau trong khoảng 12.000 năm trước. Do đó, những hóa thạch chất thải tìm được, từ lâu đã là một câu hỏi khó có lời đáp khi không dễ để phân biệt được đó là "phân người" hay "phân chó". Và một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên "CoproID" đã được phát mình, nhằm sử dụng công nghệ máy học để giải quyết vấn đề phân biệt khó nhằn này.

Phân hóa thạch có tên khoa học là Coprolites, đúng như tên gọi, là hóa thạch của phân. Không chỉ DNA của chất bài tiết mà cả DNA của thực phẩm và vi khuẩn đường ruột cũng được "đóng gói" trong loại hóa thạch này. Vì vậy nó là một tài liệu khảo cổ tuyệt vời, có thể giúp các chuyên gia tìm hiểu được chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thứ vật liệu khảo cổ tuyệt vời này gần như không thể được xác định là của người hay... chó. Bởi vấn đề là chó cũng thường bài tiết ra phân tương tự như người, bởi chúng cũng chế độ ăn tương tự như chủ và đôi khi, loài vật này còn ăn cả phân người. Và đôi khi, con người lại ăn thịt chó. Bằng cách đó, gần như khó có thể xác định DNA chứa trong phân hóa thạch là của loài người hay loài chó.

Chó đã sống cùng người cách đây 12.000 năm.

Để giải quyết vấn đề này, các nhóm nghiên cứu chung từ Viện Khoa học Lịch sử Con người Max Planck, Đại học Durham, Đại học Harvard, Đại học Oklahoma... đã cùng phối hợp để sử dụng công nghệ máy học nhằm phân biệt giữa "phân người" và "phân chó". Họ đã phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo có tên "CoproID". AI này sẽ xác định các hóa thạch phân bằng cách so sánh DNA trong phân hiện đại với DNA trong phân hóa thạch.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xem 13 loại hóa thạch phân được khai quật từ 10 địa điểm khảo cổ ở Mexico, Trung Quốc, châu Âu... có thể phát hiện chính xác những viên đá không phải phân, nhóm nghiên cứu 7 trầm tích Một thử nghiệm phân biệt đã được thực hiện trên tổng số 20 mẫu với việc bổ sung. Đá phân lâu đời nhất được sử dụng trong thử nghiệm là khoảng 7.200 năm tuổi.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp mới trên 20 mẫu vật, một số trong đó có tuổi đời 7.200 năm trước, được khai quật từ 10 địa điểm khảo cổ ở Mexico, Trung Quốc và trên khắp châu Âu. Mười ba trong số chúng là phân hóa thạch và 7 mẫu còn lại là trầm tích, được đưa vào để thử làm nhiễu loạn CoproID.

Kết quả thử nghiệm cho thấy CoproID đã xác định được 5 mẫu từ người trên 13 hóa thạch phân, 2 mẫu của chó và 6 mẫu còn lại "không xác định". Mặt khác, chúng cũng kết luận rằng tất cả bảy mẫu trầm tích không phải là phân hóa thạch.

Phân hóa thạch được sử dụng trong thử nghiệm.

Trong số 6 mẫu hóa thạch "không xác định", 3 mẫu không chứa đủ DNA để xác định chúng là của người hay chó. Ba mẫu còn lại, đến từ một địa điểm khảo cổ 1.300 tuổi ở Mexico, chứa một hệ vi sinh vật đường ruột phù hợp với con người, nhưng cũng có cả DNA của chó. Nhóm nghiên cứu đưa ra một suy luận về ba mẫu này là: "Hoặc là phân của người đã ăn thịt chó, hoặc phân từ những con chó có hệ vi sinh đường ruột hoàn toàn khác với chó hiện đại."

Bởi khác với những con chó ăn thức ăn của vật nuôi vào một thời điểm cố định mỗi ngày, những con chó đi lạc thường lấy thức ăn từ rác thải trong khu vực thành thị hay săn mồi trong tự nhiên. Do đó, chúng có thể có các vi sinh vật hoàn toàn khác nhau trong ruột.

"Để cải thiện tính chính xác của khả năng xác định từ CoproID, cần thêm những tiến bộ trong nghiên cứu về hệ vi sinh đường ruột ở chó", Maxime Bilty, nghiên cứu sinh ngành tiến sĩ sinh học tại Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck, cho biết.

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch nhập thêm dữ liệu mới vào CoproID trong tương lai để cải thiện độ chính xác của các phán đoán bởi AI.

Tham khảo Vice

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/day-la-cach-nhan-biet-mot-cuc-phan-7000-nam-tuoi-la-cua-cho-hay-nguoi-20200506151238029.htm)

Tin cùng nội dung

  • Để nhận biết bệnh sốt xuất huyết bạn có thể căn cứ vào một số biểu hiện như thân nhiệt sốt cao, có thể sốt kéo dài 2- 7 ngày liên tục...
  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Tuy đã được cảnh báo, những trường hợp ngộ độc do nấm vẫn xảy ra. Như trường hợp đau lòng ở Hòa Bình vừa qua, 2 trong số 5 người trong một gia đình đã Tu vong do ăn phải nấm độc...
  • Ở người cao tuổi, tình trạng run tay hoặc lắc lư đầu là chuyện bình thường. Nhưng nhiều khi run xuất hiện là triệu chứng chỉ điểm của một rối loạn vận động gọi là run vô căn.
  • Tất cả mọi người từ trẻ tới già đều có thể bị dị ứng thực phẩm, đặc biệt ở những người có sẵn cơ địa dị ứng như đã từng bị viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản dị ứng…
  • Mỗi năm vào mùa rét, ở nhiều nơi, nhất là những vùng nông thôn, người dân thường đốt lửa, đốt than để sưởi ấm, chống lại giá rét khắc nghiệt.
  • Thủy sản nói chung và tôm nói riêng khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa.
  • Các triệu chứng của ung thư thường dễ bị bỏ qua do giống với các căn bệnh thông thường khác, vì vậy đã khiến việc điều trị trở nên chậm trễ.
  • Mẹ tôi bị đau vùng ngực, xương ức, đau cả khi nghỉ và các triệu chứng ngày càng nặng...
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY