Kinh tế xã hội hôm nay

Dạy thêm sao có thể nói cấm là cấm được?

(MangYTe) - Học thêm đã trở thành nhu cầu cấp bách của nhiều học sinh. Điều cần là làm sao chính học sinh sẽ không có nhu cầu đi học thêm như vài chục năm về trước?

Bài viết: “Muốn dẹp nạn dạy thêm trái phép, phải xử phạt nghiêm như Nghị định 100” của tác giả Nhật Khoa đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 13/2 đã đưa ra khá nhiều giải pháp hay để dẹp nạn dạy thêm học thêm đang tràn lan hiện nay.

Xử phạt nghiêm liệu có dẹp được nạn dạy thêm trái phép? (Ảnh minh họa: Báo Lao động)

Thế nhưng, dù hay thì những giải pháp ấy cũng sẽ không hiệu quả, bởi phạt thầy cô dạy thêm mới chỉ giải quyết được phần ngọn còn phần gốc “vì sao học sinh phải đi học thêm” vẫn còn tồn tại thì không bao giờ chuyện dạy thêm chấm dứt được.

Phải khẳng định một điều học sinh hiện nay đi học thêm vì khá nhiều nguyên nhân:

Có em đi học vì lực học quá yếu không thể theo kịp chương trình. Em chỉ muốn được lòng thầy cô.

Em thích được điểm cao nhưng không phải bỏ sức ra nhiều để học. Em bị ép buộc đi học vì bản thân không muốn bị thầy cô làm khó.

Em lại muốn có kiến thức thật sự để học tốt hơn. Em dù không muốn nhưng vẫn phải học vì những kiến thức chuyên sâu, nâng cao không thể tự mình học được…

Với hàng chục lý do như thế thì liệu cấm giáo viên dạy thêm một cách quyết liệt như Nghị định 100 liệu có được không?


Dạy thêm không đặt nặng chuyện tiền bạc học sinh vẫn rất yêu quý

Bằng kinh nghiệm của mình, chúng tôi vẫn khẳng định phạt nặng như thế chắc chắn sẽ cấm được giáo viên dạy thêm nhưng không bao giờ có thể cấm học sinh đi học thêm được

Việc cấm dạy thêm chỉ hạn chế học sinh đi học vì bị làm khó, bị thúc ép còn những học sinh đi học thêm vì nhu cầu các em thật sự muốn thế sao có thể cấm được?

Trước đây, địa phương nơi tôi giảng dạy làm rất gay gắt việc giáo viên dạy thêm ở nhà.

Xã có thể tổ chức kiểm tra bất ngờ từng nhà thầy cô và phạt hành chính khá nặng.

Bên cạnh đó, biên bản lập sẽ được gửi về trường đề nghị xử lý. Thế là, chẳng thầy cô giáo nào dám dạy dù chỉ dăm ba em con cháu trong nhà.

Thế nhưng việc đi học thêm của học sinh thì sao? Vẫn diễn ra bình thường chỉ có khác là người dạy không phải là thầy cô mà đủ các thành phần.

Người may mắn tìm được thầy cô giáo về hưu nhưng phần đông là những “thầy cô” tay ngang, bất đắc dĩ.

Nào là mấy cô bé học sinh lớp 9, 10 đang nghỉ hè ở nhà (nhận dạy học sinh tiểu học), là anh sinh viên thất nghiệp mấy năm đang lông bông ở nhà, là chị công chức ủy ban ngày đi làm đêm về tranh thủ dạy…

Khi được hỏi, một số “thầy cô” ấy nói rằng nhiều học sinh tìm nơi dạy thêm không có nên tha thiết được học. Thấy mình cũng có kiến thức nên mở lớp dạy thêm.

Dạy thêm học thêm đâu có thể muốn cấm là cấm được?

Nếu vì sợ cô thầy, nếu vì muốn được điểm cao mà phải đi học thêm thì chỉ cần phạt giáo viên là có thể dẹp được.

Nhưng, vì lực học quá yếu muốn cải thiện trong khi trên lớp thầy cô không thể phụ đạo riêng hoặc muốn có kiến thức cao để thi vào những trường đại học tốp đầu…dù có cấm cỡ nào học thêm vẫn cứ tồn tại.


Cho ra khỏi ngành bất cứ hiệu trưởng nào vẫn tổ chức dạy thêm!

Thế nên đưa ra biện pháp phạt nặng giáo viên dạy thêm liệu có thể chấm dứt dạy thêm hay không?

Chắc chắn là hoàn toàn không thể được.

Phạt dạy thêm chỉ giải quyết được phần ngọn trong khi muốn chấm dứt học thêm phải được giải quyết tận gốc.

Bởi học thêm đã trở thành nhu cầu cấp bách của nhiều học sinh. Điều cần là làm sao chính học sinh sẽ không có nhu cầu đi học thêm như vài chục năm về trước?

Giảm áp lực học hành và gánh nặng thi cử

Đây mới là điều then chốt, hiện áp lực học hành và gánh nặng thi cử đang đè nặng lên vai học sinh quá lớn nên nhiều em khẳng định không đi học thêm sẽ không thể được.

Ở trường mỗi em phải học hàng chục môn, môn học nào cũng được xem là quan trọng.

Học kiến thức trong sách giáo khoa một đằng thì khi kiểm tra hoặc thi lại ra một nẻo. Nhiều kiến thức trong đề thi đến giáo sư trả lời còn lúng túng nói gì học sinh? Nếu không đi học thêm sao các em có thể làm được?

Sĩ số lớp học đông, học sinh yếu khó theo kịp, học sinh giỏi cũng khó được bồi dưỡng nâng cao ngay trong các tiết học chính khóa. Thế nên chỉ có đi học thêm mới được học kiểu phân hóa theo từng đối tượng.

Vì những lý do trên, muốn dạy thêm học thêm không tồn tại hãy giảm nhẹ ngay việc học và đổi mới cách kiểm tra đánh giá cho học sinh sẽ hơn nhiều việc ngồi nghĩ cách để cấm thầy cô dạy thêm như hiện nay.

Phan Tuyết

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục (https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/day-them-sao-co-the-noi-cam-la-cam-duoc-post207093.gd)

Tin cùng nội dung

  • Đi ngoài ra máu, phân lỏng lẫn máu như máu cá, đau bụng, gầy sút, chán ăn, buồn nôn… là dấu hiệu điển hình cho biết có thể bạn đã mắc ung thư đại trực tràng.
  • Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là tào tháo đuổi khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống Thuốc kháng sinh.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY