Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Đêm Giao Thừa Tụng Kinh Gì thì tốt ?

Truyền Thống của Phật Giáo Đại Thừa ( Phật giáo Phát triển) thì thường cầu an nên hay tụng Kinh Phổ Môn, Kinh Dược Sư - Phật Giáo Nguyên Thủy thường tụng Kinh Châu Báu, Kinh Tam Bảo, Kinh Nhân Quả Nghiệp Báo Sai Biệt, Kinh Điềm Lành ...

1. Cầu an đầu năm

Đã là con người, ai ai trong chúng ta cũng có mong cầu sự bình an, bình an trong tâm và bình an đối với gia đình, quyến thuộc, công việc,...rộng hơn quê hương, đất nước, thế giới...Dù là cầu an cho đối tượng nào đi chăng nữa, chúng ta cũng luôn phải nhớ cầu an đúng pháp gọi là Tác pháp Cầu an nghĩa là người cầu xin được bình an, người Chủ sám cầu an và những người tham dự lễ cầu an đều phải chí thành để tạo năng lượng mạnh mẽ thiện lành hầu trợ duyên cho người cầu bình an được thành tựu điều cầu xin.

Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, nếu chúng ta cầu nguyện đúng cách thì “có kết quả”. Vậy thế nào là đúng cách, ngài giải thích rằng: “Sự cầu nguyện là phải có năng lượng, tương đương với vấn đề phải có dòng điện trong đường dây điện thoại. Trong sự cầu nguyện, dòng điện đó là tình thương, là chánh niệm, là chánh định. Phải có niệm, phải có định, phải có tuệ, và phải có tình thương (tức là từ và bi), thì mới có hy vọng thành công trong sự cầu nguyện… Nếu chúng ta có năng lượng của niệm, của định, của từ, và của bi thì chúng ta có thể cầu nguyện được, và hiệu quả của sự cầu nguyện có thể tức thời, xảy ra cùng một lúc với sự cầu nguyện”.

Ví dụ như chúng ta được mời đến dự lễ cầu an cho gia chủ, nhưng trong lúc khóa lễ, chúng ta không nhất tâm vào việc mình đang làm, để thân, khẩu, ý lơ đãng đến những chuyện vu vơ nào đó sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của việc cầu an.

2. Tại sao tụng kinh đầu năm lại có tác dụng cầu an

Theo Thuyết Nhân Quả của Đạo Phật Tạo Nghiệp Thiện Lành thì Có Quả An Vui khi chúng ta tụng Kinh lúc này thân - khẩu -ý được thanh tịnh, thân không làm việc ác, miệng không nói lời xấu, và đặc biệt, nếu ý suy nghĩ theo nghĩa Kinh thì đạt được diệu dụng rất lớn. Khi chúng ta gieo qua Thiện lành từng ngày, từng giờ, thì kết quả sẽ nhận được quả tốt cho ngày mai, cho hôm sau, hoặc ngay trong chính thời điểm đó ta được an lạc.

3. Tụng Kinh Nào Tốt Nhất

- Kinh của Phật thì Kinh nào cũng quý giá, có kinh thì nói diệu lý sâu xa, có kinh nói diệu lý bình dân. Ví dụ Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa là những kinh sâu xa nhưng cũng không thể nói Kinh nào quý hơn Kinh nào vì Pháp của Phật là Thu*c trị bệnh cho chúng sinh, Pháp của Phật không có phân cao thấp, Pháp nào không quan trọng, quan trọng pháp nào phù hợp là pháp hay, pháp tốt với chúng ta.

Ví dụ như Sâm rất bổ, nhưng bị đau bụng thì uống sâm lại bị dữ dội hơn, mặc dù Becberin thì không quý như Sâm nhưng ngay lúc này thì dùng Becberin sẽ hiệu quả hơn sâm, do đó mà:

- Kinh nào chữa đúng bệnh cho chúng sinh thì Kinh đó là quý giá nhất.

- miễn là hiểu được kinh phật và hiểu được lời phật dậy mới là lợi ích.

4. Nên Tụng Kinh Gì vào Đêm Giao Thừa

- truyền thống của phật giáo đại thừa ( phật giáo phát triển) thì vào đêm giao thừa thường cầu an nên hay tụng kinh phổ môn,

Tùy vào mục đích mà chọn lựa Kinh phù hợp ví dụ như muốn Cầu Siêu thì tụng Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng. Muốn khỏi bệnh thì Tụng Kinh Dược Sư. Ngắn gọn hơn thì tụng Chú như Chú: Chú Lăng Nghiêm và Thập Chú, Chú Đại Bi...

- Phật Giáo Nguyên Thủy thường tụng Kinh Châu Báu, Kinh Tam Bảo, Kinh Nhân Quả Nghiệp Báo Sai Biệt, Kinh Điềm Lành ( Kinh Parita - Bảo hộ cho người ấy được tốt đẹp)

- Dù tụng Kinh nào cũng đều công đức vô lượng. Trong những ngày Tết việc tụng kinh là rất tốt, có tu tập là có phước báu, nếu thật sự làm được như vậy thì đón xuân rất vui có nhiều thiện nghiệp, điềm lành, một năm an khang thịnh vượng.

Do đó tùy vào điều kiện, nhân duyên mà Phật Tử tùy ý lựa chọn bộ Kinh định tụng.

Tác giả: Tiểu Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/dem-giao-thua-tung-kinh-gi-thi-tot.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY