Khoa học hôm nay

Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2

MangYTe - Các nhà khoa học phát hiện người thường xuyên đeo kính có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 thấp hơn 15% so với người không bao giờ đeo kính.

Các nhà khoa học phát hiện người thường xuyên đeo kính có nguy cơ nhiễm sars-cov-2 thấp hơn 15% so với người không bao giờ đeo kính - ảnh: new york times/getty images

Người thường xuyên đeo kính có nguy cơ bị phơi nhiễm virus sars-cov-2 thấp hơn, trong khi việc đeo kính áp tròng không có tác dụng bảo vệ như vậy.

Đây là kết luận một nghiên cứu quy mô lớn về tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt khỏi nguy cơ trở thành con đường xâm nhập của virus SARS-CoV-2.

Nghiên cứu virus watch được thực hiện với sự tham gia của hơn 19.000 người tại hai xứ england và wales của anh. những người tham gia phải trả lời bảng hỏi về việc đeo kính hay kính áp tròng.

Từ đầu tháng 6-2020, những người tham gia hằng tuần cập nhật tình trạng của bản thân liên quan đến covid-19. có hơn 11.000 người gửi mẫu máu xét nghiệm hằng tháng để thông báo có nhiễm sars-cov-2 hay không.

Sau khi đánh giá các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện người thường xuyên đeo kính có nguy cơ nhiễm sars-cov-2 thấp hơn 15% so với người không bao giờ đeo kính. với người đeo kính áp tròng, hiệu quả bảo vệ là 0%.

Do vậy, theo các nhà nghiên cứu, nên cân nhắc đeo kính là một trong những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus sars-cov-2 trong cộng đồng và có thể có giá trị để cân nhắc khi đối phó với dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai, cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus ở các khu vực có tỉ lệ phơi nhiễm cao như cơ sở y tế.

FDA: Vắc xin COVID-19 không thực sự hiệu quả trước biến thể BA.2 của Omicron

Tto - ngày 6-4, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (fda) mỹ tuyên bố các loại vắc xin covid-19 hiện nay không thực sự hiệu quả trong việc chống lại dòng phụ ba.2 của biến thể omicron.

TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/deo-kinh-co-the-lam-giam-nguy-co-nhiem-sars-cov-2-20220407100847225.htm)

Chủ đề liên quan:

covid-19 đeo kính SARS-CoV-2

Tin cùng nội dung

  • Em bị cận thị từ năm 2009 và bắt đầu đeo kính cận 1,25 Điốp. Đầu năm nay độ cận tăng lên 1.5 điốp. Hiện em không đi học nữa và muốn bỏ kính.
  • Ở trẻ có một hiện tượng gọi là cận thị giả, nghĩa là trẻ có thể nhìn xa không rõ nhưng không bị cận thị. Nếu cha mẹ cho đi khám đúng lúc này trẻ có thể phải đeo kính cận oan, Tiến sĩ Vũ Bích Thủy, Trưởng khoa mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết.
  • Mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, nhiều người cảm thấy bất tiện vì phải đeo kính hằng ngày. Công nghệ y học hiện đại giờ đã có thể khắc phục tình trạng đó chỉ trong 5 - 10 phút phẫu thuật.
  • Nghe con phàn nàn nhìn không rõ, chị Dung (Hà Nội) đưa đi khám, kết quả mắt đã cận 2 điốp. Đeo kính được một thời gian, cháu vẫn kêu nhức mắt, nhìn cứ mờ mờ, đưa đi khám lại, chị bất ngờ biết con không hề bị cận thị.
  • Cháu đang học lớp 8, mắt phải bị cận 0,75 độ, còn mắt trái cận 1 độ. Cháu nghĩ chỉ vào giờ học mới nên đeo kính, thời gian khác thì không mang. Cháu làm như vậy có sao không ạ, có làm tăng độ không?
  • Tôi 25 tuổi, bị cận thị cách đây 18 tháng. Lúc đó mắt trái tôi là 1.25 còn mắt phải là 1.00. Hiện mắt trái tăng lên 2.25 còn mắt phải là 1.25. Công việc của tôi bắt buộc phải làm với máy tính thường xuyên. Tôi rất sợ sẽ bị tăng số, làm cách nào để mắt tôi không bị tăng số nữa?
  • Đo thị lực khi khám sức khỏe định kỳ, chị Ly được kết luận là cận 1,25  đi ốp và cần đeo kính. Nhưng mỗi lần đeo cặp kính, chị lại thấy đau đầu, chóng mặt, thậm chí nhìn mờ hơn.
  • Kính râm từ lâu đã trở thành vật dụng thời trang không thể thiếu, đặc biệt trong mùa hè.
  • Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và dự phòng bệnh Mỹ (CDC) cho thấy 99% những người đeo kính áp tròng có ít nhất 1 hành vi nguy cơ có thể gây ra các nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn cần tránh những lỗi sau:
  • Sau khi về nhà mình chỉ biết khóc, không biết liệu gia đình anh sẽ nghĩ gì về mình....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY