Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch COVID-19: Hãy kiểm chứng chính xác thông tin trước khi hành động

Những thông tin sai lệch, bịa đặt về các phương pháp điều trị, thậm chí cả vắcxin phòng chống dịch không chỉ khiến nỗ lực kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn và còn gây hoang mang cho người dân.

Kỹ thuật viên sắp xếp bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Những

Những thông tin sai lệch, bịa đặt về các phương pháp điều trị, thậm chí cả

Mới đây, đã có những thông tin trên mạng cho rằng chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể lây nhiễm qua đường muỗi đốt và đồ ăn của Trung Quốc. Song, trên thực tế, thông tin này hoàn toàn là không đúng sự thật.

Các nhà khoa học cho rằng đây là chủng virus đường hô hấp và chủ yếu lây lan qua các giọt bắn khi người nhiễm ho, hắt hơi hoặc thở ra hoặc qua nước bọt hay chảy nước mũi.

Không ít những thông tin còn nói rằng rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có thể ngăn chặn được việc nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trên thực tế, không có bằng chứng nào khẳng định việc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có thể bảo vệ hoặc tránh được nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp, mà chỉ có thể giúp một số người phục hồi nhanh hơn sau cảm lạnh thông thường.

Một số tuyên bố trên các trang mạng xã hội thậm chí còn cho rằng xịt cồn hoặc chất clo lên khắp cơ thể có thể tránh được nguy cơ lây nhiễm, dùng nước súc miệng hay uống thật nhiều nước có thể đẩy virus ra ngoài. Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều này.

Trên thực tế thói quen vệ sinh sạch sẽ như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần ở nơi công cộng có thể giảm được nguy cơ lây nhiễm dịch.

[Dịch COVID-19: Chuyện buồn từ tin giả, thái độ kỳ thị và sự vô cảm]

Thông tin máy sấy tay có tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 cũng không được xác nhận, mà trên thực tế chỉ có lời khuyên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc chất có chứa cồn, sau đó nên lau khô bằng khăn giấy hoặc máy sấy.

Thời tiết nóng, lạnh hay tuyết, ăn tỏi hay tắm nước nóng cho đến nay cũng chưa được chứng minh là cách có thể bảo vệ hay tránh được nguy cơ lây nhiễm. Cho đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định hay cho rằng COVID-19 bị tác động trong điều kiện thời tiết hay mùa.

Cách tốt nhất để bảo vệ chính mình vẫn là rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với bất kỳ người nào có thể hay nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bằng cách này, mọi người có thể loại được virus có thể tồn tại trên tay và tránh được nguy cơ nhiễm virus có thể xảy ra nếu đưa tay lên mắt, miệng hay mũi.

Giới khoa học cho rằng với những người khỏe mạnh, không có triệu chứng hay không được chẩn đoán mắc COVID-19, cần đeo khẩu trang nếu đang chăm sóc một người nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm virus

Khẩu trang chỉ hiệu quả nếu bạn đang ho hoặc hắt xì - trong trường hợp đó bạn nên tự cách ly và chỉ khi được sử dụng kết hợp với rửa tay thường xuyên và các biện pháp vệ sinh khác.

Đối với các phương pháp điều trị, hiện nay giới y học thế giới khẳng định chưa có loại vắcxin hay Thu*c đặc trị nào. Vì vậy, những thông tin cho rằng kháng sinh có thể ngăn chặn hay điều trị được

Về lý thuyết kháng sinh không có hiệu quả chống virus, mà chỉ hiệu quả với vi khuẩn nên nó sẽ không thể ngăn ngừa hay điều trị cho những người nhiễm virus SARS-CoV-2. Với những trường hợp đã nhiễm chỉ có thể làm giảm hoặc điều trị triệu chứng bằng các loại Thu*c giảm sốt không kê đơn như paracetamol.

Vậy nên chúng ta đừng nên "truyền bá, like hay share" bất kỳ thông tin nào nếu chưa được kiểm chứng./.

Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-hay-kiem-chung-chinh-xac-thong-tin-truoc-khi-hanh-dong/629157.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Phát hiện sớm và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ tự kỷ.
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư