Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch COVID-19: Tinh thần lương y như từ mẫu giữa tâm dịch

Việc một y tá tự nguyện kết thúc thời gian nghỉ thai sản trước thời hạn và trở lại làm việc sớm cùng chồng để chữa trị cho các bệnh nhân là sự thể hiện rõ ràng nhất của tinh thần lương y như từ mẫu.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại thành phố trách nhiệm cao khi làm thông ca hay mặc những bộ đồ bảo hộ quá giờ, không còn độ an toàn.

Nhưng, việc một y tá tự nguyện kết thúc thời gian nghỉ thai sản trước thời hạn và trở lại làm việc sớm cùng chồng để chữa trị cho các bệnh nhân là sự thể hiện rõ ràng nhất của tinh thần "."

Cô Qu Lianlian, 36 tuổi, là y tá trưởng của Khoa Chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Bệnh viện Liên minh ở Vũ Hán, tâm điểm của dịch COVID-19, đã nén tình mẫu tử để lại hai con nhỏ gồm một bé gái mới 3 tháng tuổi và một bé trai 7 tuổi ở nhà với ông bà suốt 2 tuần qua để cùng các đồng nghiệp, trong đó có chồng cô, chiến đấu chống lại dịch bệnh gây ch*t người này.

Chồng cô Cheng Yifeng là bác sỹ phẫu thuật làm cùng bệnh viện. Hai người đều làm ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lại COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người và khiến hơn 74.000 người nhiễm bệnh.

Bệnh viện nơi nữ y tá Qu Lianlian làm việc là một trong những nơi được chỉ định tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thành phố có nhiều người mắc bệnh nhất.

[Cảm động tình yêu của gia đình nữ bác sỹ vùng tâm dịch Vũ Hán]

Sau khi dịch bùng phát, bệnh viện rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, cô quyết định trở lại công việc sớm hơn thay vì nghỉ hết thời gian thai sản của mình.

Cô chia sẻ: "Vào thời điểm khó khăn hiện nay, chúng ta nên ở chỗ chúng ta đang ở và làm những việc mà chúng ta nên làm với tư cách là thầy Thu*c và cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc."

Trong khi không ít người hoảng sợ, lo ngại dịch bệnh, với tư cách là tá trưởng của ICU, cô Qu Lianlian đã động viên đồng nghiệp rằng "cần bình tĩnh và kiên nhẫn dù rất nhiều áp lực về thể chất và tinh thần."

Nhân viên y tế hướng dẫn các bệnh nhân các bài tập thể dục nhẹ trong khu điều trị bệnh viện ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cô và các đồng nghiệp thường xuyên phải làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày vì các bệnh nhân đang điều trị tại ICU luôn trong tình trạng nguy kịch. Các y, bác sỹ phải sẵn sàng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp bất cứ lúc nào.

Cô Qu Lianlian nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể lùi bước vì bệnh nhân cần chúng tôi. Chúng tôi phải mạnh mẽ trong thời gian khó khăn này. Đó là trách nhiệm của chúng tôi."

Dù thể hiện mạnh mẽ trước các đồng nghiệp nhưng y tá Qu Lianlian vẫn là một người mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nên chỉ có thể chia sẻ sự căng thẳng của mình với chồng.

Cô cảm thấy buồn vì không thể nuôi con gái bằng sữa mẹ. Cô cũng nhớ cậu con trai của mình. Nhưng cô và cả chồng của mình chỉ có thể ngắm nhìn và nói chuyện với hai đứa trẻ qua ứng dụng WeChat, đồng thời thông báo với bố mẹ của mình rằng họ vẫn khỏe và an toàn.

Làm việc giữa

Hơn 25.600 nhân viên y tế từ nhiều bệnh viện trên cả nước Trung Quốc đã đến Vũ Hán và các vùng khác của tỉnh Hồ Bắc để chung tay cứu chữa những người nhiễm

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-tinh-than-luong-y-nhu-tu-mau-giua-tam-dich/624043.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Xuất thân từ ngôi trường Trung học Hàm Nghi ở Huế, học Đại học Y khoa và ra trường năm 1972, mấy chục năm sau anh đã trở thành một thầy Thuốc nổi danh “Lương y như từ mẫu”.
  • Trong chúng ta ai cũng đã từng được trải nghiệm qua một cơn đau đầu. Đây là một chứng bệnh thường hay gặp nhất trong các loại đau của cơ thể.
  • Tùy theo mùa, một số loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, trái cây... có tác động giải tỏa căng thẳng và mang lại cho bạn trạng thái vui vẻ hơn
  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Một nghiên cứu mới đây của Australia đăng trên Australian Health Review cho thấy những người bị béo phì mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn.
  • Nếu họ không giới thiệu thì tôi không biết ai là chị, ai là em bởi họ giống nhau như hai chị em sinh đôi vậy. Chỉ có một điểm khác biệt - đó là sắc thái gương mặt. Bà chị thì khắc khổ lo âu còn cô em thì âu sầu ngơ ngác.
  • Cuộc sống tinh thần ở người cao tuổi (NCT) có tính chất nền tảng, quyết định điều khiến nhịp độ lão hóa. Ngược lại, mục đích cơ bản của việc làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ là nhằm kéo dài thời gian lao động có ích và ước vọng sống lâu, khỏe mạnh.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY