Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Khoẻ nhờ ăn uống đúng cách Y học cổ truyền

Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.

Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại. Nhưng ăn thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh, trạng thái tinh thần thoải mái thì tồn tại mới có ý nghĩa.

Người Việt Nam chúng ta có một điểm nổi bật trong các món ăn là ăn nhiều loại thức ăn. Đứng về góc độ dinh dưỡng, đây là một cách ăn hợp lý, cung cấp cho cơ thể con người nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mỗi ngày, cơ thể con người cần cung cấp khoảng 60 chất dinh dưỡng. Chúng được lấy từ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi thực phẩm đều cung cấp một hay nhiều chất dinh dưỡng hoặc các chất chức năng, tuy nhiên, dù có hoàn thiện tới đâu thì thực phẩm đó cũng không thể chứa đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc phối hợp các thực phẩm là rất cần thiết.

Mỗi ngày nên ăn đủ 15 đến 20 loại thực phẩm khác nhau, càng đa dạng càng có có lợi cho sức khỏe. Như vậy, chế biến món ăn hỗn hợp vừa cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng, lại vừa bảo toàn được các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, tiết kiệm chất đốt và đem tới cho chúng ta món ăn ngon miệng.

Cũng cần lưu ý là mỗi bữa ăn muốn cung cấp đủ năng lượng, các acid amin, vitamin và các chất khoáng thì nên ăn đủ cả 4 nhóm thức ăn mỗi bữa. Các nhóm đó như sau: nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bữa ăn (được lấy chủ yếu từ ngũ cốc) chiếm 65-70% khẩu phần; nhóm chất đạm cung cấp các nguyên liệu để xây dựng cơ thể và có vai trò quan trọng trong chuyển hóa chiếm 12-14%; nhóm dầu, mỡ hay bơ giúp cơ thể hòa tan được một số vitamin như A, D, E, K chiếm khoảng 18-20% và cuối cùng là nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng (từ rau, củ và quả chín). Có ăn đủ 4 nhóm thực phẩm mới có thể giúp cơ thể vừa đưa được các chất dinh dưỡng vào, vừa hấp thu, sử dụng và đào thải tốt nhất các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.

Có rất nhiều món ăn kết hợp với các loại thực phẩm truyền thống mà vẫn mang tính khoa học. Ví dụ như: món xôi lúa bao gồm gạo nếp, ngô, đỗ xanh, hành phi và đôi khi có rắc lạc, vừng. Trong đó, gạo và ngô là hai loại ngũ cốc cung cấp nhiều tinh bột (là nguồn cung cấp năng lượng cơ bản của người Việt Nam trong bữa ăn), chúng còn là nguồn cung cấp đạm thực vật đáng kể. Tuy nhiên, trong gạo còn thiếu nhiều lysin là một loại acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng, ngô còn thiếu tryptophan cũng là một acid amin cần thiết cho cơ thể thì trong đỗ xanh lại giàu lysin và tryptohphan cũng là một loại acid amin cần thiết cho cơ thể, vừng cũng có nhiều tryptophan để bổ sung sự thiếu hụt của ngô và gạo, làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Mỡ làm hòa tan và giúp tiêu hóa caroten (là tiền vitamin A), đồng thời mùi thơm của hành phi kích thích tiêu hóa, tăng tiết dịch vị. Món nem rán (chả giò) tính ra cũng có đến 15 loại thực phẩm từ nhân nem đến mỡ rán và nước chấm. Nhiều món ăn hỗn hợp khác cũng cho ta một cảm giác ngon miệng lại giàu chất dinh dưỡng như món canh cua nấu với rau rút, khoai sọ, vừa cung cấp tinh bột (từ khoai sọ), lại vừa cung cấp chất đạm động vật (từ cua) và vitamin với khoáng (từ rau).

TS. Phạm Thúy Hòa

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khoe-nho-an-uong-dung-cach-y-hoc-co-truyen-15255.html)

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY