Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điều tra pháp y hình sự nhờ... vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các vi khuẩn trên xác phân hủy nhằm giúp xác định danh tính xác và đồng thời khẳng định thời gian Tu vong, từ đó giúp cơ quan hình sự điều tra vụ án một cách dễ dàng hơn...

Xác định thời điểm Tu vong để tìm ra chứng cứ ngoại phạm

Hiện tại, việc xác định thời gian Tu vong trong thời gian sớm, giám định y khoa sẽ dựa trên 3 phép đo đặc trưng: thân nhiệt, độ cứng của xác và sự vón lại của máu. Song, cả 3 dấu hiệu này cũng nhanh chóng mờ đi. Khi sự phân hủy bắt đầu, các nhà nhân chủng học pháp y sẽ đánh giá về 5 giai đoạn mục ruỗng: tươi (xác vẫn tươi như bình thường); trương (xác chứa đầy khí); bốc mùi (khi các mô mềm bắt đầu phân hủy); phân hủy và bộ xương khô. Trong mỗi giai đoạn này, các chuyên gia sẽ nhìn vào sự xuất hiện của giòi luồn trong thịt tử thi. Vào những ngày nắng, trời quang đãng, ruồi có thể đánh hơi sự phân rã của tử thi chỉ trong ít phút. Sự xuất hiện giòi cho phép các điều tra viên sử dụng các giai đoạn của giòi để tính toán khoảng thời gian khi ruồi xâm nhập tử thi.

Điều tra pháp y hình sự nhờ... vi khuẩnJennifer DeBruyn - nhà khoa học về đất của Đại học Tennessee đang kiểm tra nấm trên một cái xác.

Đó cũng là lý do giải thích tại sao những nhà xử lý tội phạm, các nhà nhân chủng học và các nhà khoa học tỏ ra rất phấn khích khi làm việc với hệ vi khuẩn trong gây thối rữa từ các loài động vật có vú đến các sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bà Jennifer DeBruyn - một nhà khoa học về đất của Đại học Tennessee giải thích: “Vi khuẩn có ở khắp nơi. Chúng có mặt vào mùa hè và đông, trong nhà, ngoài trời, thậm chí có ở cả xác được bịt kín trong nhựa. Các tiến bộ trong giải trình tự ADN và học máy đang giúp xác định vi khuẩn, nấm và các vi khuẩn liên quan đến mục nát, để tìm ra các dạng mô hình mà cuối cùng sẽ cung cấp một phương pháp nhằm quyết định chính xác thời gian khi ch*t”. Bà Jennifer DeBruyn khẳng định: “Vi khuẩn là tác nhân chính làm thúc đẩy sự phân hủy. Chúng giữ nhiều tiềm năng về sự hiểu biết hoặc các hoàn cảnh quanh việc phát hiện hài cốt”.

Cơ chế vi khuẩn “ăn” xác ch*t

Vi khuẩn hành động ngay khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Khi quả tim ngừng bơm máu, hệ miễn dịch của cơ thể cũng ngừng hoạt động, đồng thời các vi sinh vật trong ruột bắt đầu nhân đôi, chúng ăn sạch mọi chất dinh dưỡng. Việc “ăn” cơ thể từ bên trong đã tạo ra nhiều loại khí khiến cơ thể trương phình lên. Cuối cùng, áp suất khiến cho da vỡ và chất dịch tràn ra, thu hút các loại vi khuẩn, nấm và tuyến trùng từ bên ngoài xâm nhập cơ thể. Dịch và chất dinh dưỡng rời khỏi cơ thể, mô cơ bắt đầu  phân hủy. Bà Jessica Metcalf - một nhà sinh thái học vi khuẩn tại Đại học công Colorado đã gọi cơ chế mà xác tự hủy là “đồng hồ vi khuẩn”. Bà Metcalf giải thích: “Khi nhiều vi khuẩn hoạt động thì có thể nhìn thấy hồ sơ của các khoảng thời gian khác nhau. Nhà điều tra có thể thu thập các vi khuẩn và gắn nó với một mô hình dựa trên các thí nghiệm”.

Điều tra pháp y hình sự nhờ... vi khuẩnCác nhà khoa học kiểm tra một hộp sọ trong bộ  sưu tập sọ của Đại học Tennessee.

Bà Metcalf và các đồng nghiệp đã tìm thấy một sự kế thừa nhất quán của các loại vi khuẩn có thể biến đổi chất đạm và chất béo thành những hợp chất có mùi là cadaverine, putrescine (mùi thối rữa của động vật) và ammonia vào những mùa khác nhau trong năm, tùy theo từng loại đất. Các nhà khoa học cũng báo cáo về thời gian nhận diện chính xác kể từ khi ch*t nằm trong khoảng 2-3 ngày trong 2 tuần phân hủy đầu tiên. Gần đây, bà Metcalf đã hợp tác với các nhà nghiên cứu ở các “trại tử thi” ở Texas, Colorado và Tennessee để hiểu về sự kế thừa các vi khuẩn hoạt động ở những tử thi phân hủy, để từ đó phát triển một đồng hồ thời gian chung.

Tuy vậy, các đồng nghiệp của bà Metcalf nói rằng phải cần từ 7-10 năm để nghiên cứu có thể đáp ứng các tiêu chuẩn được phê chuẩn ở tòa án. Những nhà nghiên cứu tại các “trại tử thi” cũng đang xem xét về bệnh tật và các loại dược phẩm mà con người sử dụng (đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp và trầm cảm) có thể ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn trong gây thối rữa hay không.

Phan Bình

((Theo Undark, 2020))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dieu-tra-phap-y-hinh-su-nho-vi-khuan-n177238.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY