Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)

Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.

Biểu hiện lâm sàng

Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.

Chảy máu đường tiêu hoá và tiết niệu thường xẩy ra. Đổi thành mầu xám hay xanh tím đầu ngón tay, chân và tai có thể được thấy do huyết khối trong lòng mạch gây nên.

Các vùng bầm máu lớn, ranh giới rõ ràng có thể được thấy như hậu quả của tình trạng huyết khối các mạch cấp máu cho da.

Chẩn đoán

Các dấu hiệu cận lâm sàng: Có thể rất thay đổi, không có một thông số duy nhất nào để chẩn đoán DIC. Kiểm tra nhắc lại các thông số đánh giá tình trạng đông máu có thể cung cấp một đánh giá động tốc độ và mức độ tiêu thụ các yếu tố đông máu cũng như việc bồi phụ các yếu tố này.

Nhuộm mẫu máu ngoại biên: Cung cấp bằng chứng tan máu trong mao mạch với các mảnh hồng cầu vỡ. Giảm tiểu cầu thường thấy (khi con số tiểu cầu luôn bình thường trong quá trình xét nghiệm gần như loại trừ chẩn đoán có DIC cấp).

Các xét nghiệm đánh giá tình trạng đông máu: PT, PTT và thời gian thrombin thường bị kéo dài. Nồng độ fibrinogen bị suy giảm (< 150 mg/dl). Các sản phẩm giáng hoá fibrin bị tăng lên (> 10 mg/dl). D- dimer cũng tăng cao (> 0,5 mg/dl với độ nhậy 85%, độ đặc hiệu 97%).

Xử trí

Điều trị tình trạng nền tiên phát thúc đẩy bệnh (như nhiễm khuẩn huyết). Làm hết hội chứng này phụ thuộc vào điều trị rối loạn nền, bên cạnh các nỗ lực bồi phụ lại các yếu tố đông máu và tiểu cầu.

Xử trí xuất huyết nặng và sốc bằng truyền dịch và khối hồng cầu.

Nếu bệnh nhân có nguy cơ cao bị chảy máu hay chảy máu tiến triển với bằng chứng sinh hoá của DIC: Bồi phụ lại fibrinogen, tiểu cầu và các yếu tố đông máu bằng chất kết tủa đông lạnh, plasma tươi đông lạnh và tiểu cầu nếu có chỉ định.

Truyền máu nếu cần bồi phụ lại các yếu tố đông máu: Nồng độ fibrinogen và con số tiểu cầu phải được xác định 30-60 min sau khi truyền máu và mỗi 4-6h sau đó, để đánh giá hiệu quả điều trị và để quyết định có cần phải truyền máu tiếp hay không. Mỗi đơn vị tiểu cầu sẽ làm tăng thêm con số tiểu cầu khoảng 5000-10 000/mcl. Mỗi đơn vị chất kết tủa đông lạnh sẽ làm tăng fibrinogen thêm 5-10 mg/dl.

Heparin:

Dùng heparin còn đang gây tranh luận. Các chỉ định gồm: Có bằng chứng lắng đọng fibrin (như hoại tử da, thiếu máu cục bộ ngọn chi, huyết khối lấp mạch đối với tĩnh mạch).

Xét dùng Thu*c khi bệnh lý đông máu được cho là thứ phát sau bất kỳ một tình trạng bệnh lý tiên phát kể sau: thai ch*t lưu, tắc mạch do dịch ối, u máu khổng lồ, phình động mạch chủ, các khối u đặc, leucemie tiền tuỷ bào. Cũng xét dùng heparin, khi u không thể điều chỉnh được các yếu tố đông máu bằng cách đơn thuần bồi phụ lại các yếu tố này.

Nếu chỉ định điều trị heparin, liều dùng và đường dùng nên được điều chỉnh tuỳ theo rối loạn nền. Nói chung, điều trị bằng heparin được bắt đầu với liều tương đối thấp (5-10 U/kg/h), bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục mà không cần dùng liều bolus. Các thông số đông máu sau đó phải được theo dõi để hướng dẫn điều trị. Nếu mong muốn làm tăng các yếu tố đông máu không đạt được, khi đó liều heparin có thể tăng dẫn mỗi lần 2,5U/kg/h tới khi đạt được tác dụng mong muốn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/dong-mau-rai-rac-trong-long-mach-dic/)
Từ khóa: đông máu

Chủ đề liên quan:

đông máu

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY