Cây thuốc quanh ta hôm nay

Đu đủ rừng, cây Thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm Thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo

Đu đủ rừng, Thông thảo gai, Thầu dầu núi - Trevesia palmata (Roxb.) Vis, thuộc họ Nhân sâm -Araliaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 7 - 8m hay hơn, thân ít phân nhánh, cành có gai, ruột xốp. Lá đơn, phiến lá phân thuỳ chân vịt, xẻ sâu như lá thầu dầu, có 5 - 9 thuỳ nhọn có răng, gân nổi ở hai mặt, mép lá có răng cưa thô; cuống lá dài và có gai. Lá non phủ lông mềm, màu nâu nhạt, lá già nhẵn. Hoa mọc thành tán, tụ thành chuỳ ở nách. Hoa to khoảng 1cm, màu trắng: Quả dài 13 - 18mm, có khía; hạt dẹp.

Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Lôi thân - Medulla Trevesiae, thường gọi là Thích thông thảo; tránh nhầm với vị Thông thảo là lõi thân của cây Thông thoát mộc (Tetrapanax papyriferrus). Lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc ở chỗ ẩm dọc theo các sông, suối, ở thung lũng các rừng phục hồi. Thu hái lõi thân vào mùa thu, phơi khô. Lá thu hái quanh năm.

Tính vị, tác dụng

Lõi thân có tác dụng thông tiểu, tiêu phù, lợi sữa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm Thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo. Liều dùng 20-30g dạng Thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với cây Mua đỏ. Lá được dùng nấu nước xông chữa tê liệt bại người và giã đắp chữa gẫy xương. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá chữa đòn ngã tổn thương hay dao chém thương tích.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/du-du-rung-cay-thuoc-chua-phu-thung/)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông Y, Giẻ Vị cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng khư phong, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thực, tán ứ. Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa. Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó.
  • Theo Đông y Cây có vị hơi đắng, tính bình. Lõi thân nợi liệu; lá và rễ cường trắng gân cốt. Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm Thu*c hạ nhiệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ. Đu đủ rừng, Thông thảo gai, Thầu dầu núi - Trevesia palmata (Roxb.) Vis, thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
  • Người ta thường ủ hạt để chế bột ca cao và làm sôcôla. Nhân hạt được dùng trị phù thũng và cổ trướng
  • Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như Thuốc lá
  • Ở Campuchia vùng Pursat, người ta dùng củ chế một loại nước uống bổ, Củ còn được dùng trị phù thũng và dùng đắp trị mụn nhọt
  • Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, Vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy
  • Khiên ngưu còn có tên hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử..., là hạt già phơi khô của cây Khiên ngưu (Pharbitis hederacea Choisy.)..
  • Cá diếc, tên khác là tức ngư, phụ ngư. Tên khoa học: L. Cá diếc là loài cá nước ngọt.
  • Cá chép là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng và thơm ngon, rất quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Không chỉ là món ăn ngon, cá chép còn có nhiều tác dụng quý với sức khỏe.
  • Phù thũng thường xuất hiện vào tháng thứ 3, thứ 4 và tháng thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Nếu từ tháng thứ 7, 8 trở đi chỉ phù thũng ở chân mà huyết áp và xét nghiệm nước tiểu bình thường thì đó là do chèn ép, khi gần sinh hoặc sau sinh sẽ tự khỏi, không cần dùng Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY