Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Giẻ, Hoa dẻ thơm, Nối côi, Chập chại - Desmos chinensis Lour

Theo Đông Y, Giẻ Vị cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng khư phong, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thực, tán ứ. Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa. Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó.

1.Cây Giẻ, Hoa dẻ thơm, Nối côi, Chập chại - Desmos chinensis Lour., thuộc họ Na - Annonaceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Giẻ

Mô tả: Cây nhỡ mọc trườn, cao 1-3m; nhánh non có lông nâu. Lá có phiến bầu dục tròn dài, mốc ở mặt dưới, gốc tròn hay hình tim. Hoa thường đối diện với lá; cánh hoa 6, màu lục vàng, dài tới 8cm, rộng 1-2cm; nhị cao 1,5cm; lá noãn nhiều. Quả mọng không lông, hình chuỗi 1-4 hạt.

Hoa vào tháng 6

Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Desmoris.

Nơi sống và thu hái: Loài cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta cây mọc ven rừng, bụi, cao độ thấp, từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá... tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai. Thu hái rễ và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng khư phong, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thực, tán ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa. Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó.

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc nước uống để trị lỵ và chóng mặt.

Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ và lá trị

1. Ðau dạ dày, tiêu hoá kém;

2. Trướng bụng và ỉa chảy;

3. Ðau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thống kinh;

4. Thấp khớp đau nhức xương;

5. Viêm thận, phù thũng. Liều dùng 15-40g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương. Dùng lá tươi giã nát thêm rượu và đắp vào chỗ đau.

Ðơn Thu*c:

1. Ðau dạ dày và hơi bụng đầy trướng, tiêu hoá kém, viêm thận, phù thũng, viêm tiểu phế quản; lá Giẻ 15-30g sắc uống.

2. Thấp khớp đau nhức xương: Rễ cây Giẻ 15-30g sắc nước uống hay ngâm rượu uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-gie-hoa-de-thom-noi-coi-chap-chai-desmos-chinensis-lour)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Phù thũng thường xuất hiện vào tháng thứ 3, thứ 4 và tháng thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Nếu từ tháng thứ 7, 8 trở đi chỉ phù thũng ở chân mà huyết áp và xét nghiệm nước tiểu bình thường thì đó là do chèn ép, khi gần sinh hoặc sau sinh sẽ tự khỏi, không cần dùng Thu*c.
  • Viêm thận - bể thận thường bắt đầu bởi viêm của niệu quản và bàng quang lan lên thận, thường được dùng thuật ngữ viêm thận - bể thận do vi khuẩn.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY