Bạn nên biết hôm nay

Viêm thận - Bể thận

Viêm thận - bể thận thường bắt đầu bởi viêm của niệu quản và bàng quang lan lên thận, thường được dùng thuật ngữ viêm thận - bể thận do vi khuẩn.
Hỏi: Người nhà tôi hay đi tiểu đêm, đi khám bệnh thì được chẩn đoán viêm thận - bể thận, xin cho biết bệnh này ra sao và biểu hiện như thế nào?

(Trần Văn Riếu - Ninh Thuận)

Trả lời: viêm thận - bể thận thường bắt đầu bởi viêm của niệu quản và bàng quang lan lên thận, thường được dùng thuật ngữ viêm thận - bể thận do vi khuẩn. Phần lớn các trường hợp vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ đường niệu dưới lên, chẳng hạn ở phụ nữ mang thai thì có hiện tượng trào ngược nước tiểu, vi khuẩn sẽ ngược dòng tiểu để đến đài bể thận và gây tổn thương nhu mô thận. Ước tính có đến 1/3 số phụ nữ mang thai bị viêm thận - bể thận do vi khuẩn.

Ngoài phụ nữ mang thai thì một số người được đặt thông tiểu lâu ngày, chụp đường niệu ngược dòng, phẫu thuật cắm niệu quản - ruột, niệu quản - đại tràng dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc bệnh nhân bị sỏi thận (đặc biệt sỏi thận dạng san hô thường có ổ nhiễm khuẩn tại thận). Tất nhiên, vi khuẩn có thể từ một nơi nhiễm trùng nào đó của cơ thể theo đường máu đến thận để gây viêm thận - bể thận.

Dù biết nguyên nhân gây viêm thận - bể thận là do vi khuẩn nhưng không ít trường hợp không phát hiện được vi khuẩn từ đâu đến gây ra bệnh.

Thận bị viêm thận - bể thận sẽ bị giãn to ra do hiện tượng viêm phù nề và bề mặt không nhẵn, khi cắt vào nhu mô thận sẽ thấy ranh giới giữa vỏ và tủy thận không rõ ràng, có nhiều ổ áp-xe nhỏ ở nhu mô, niêm mạc vùng đài bể thận bị tổn thương. Quan sát trên kính hiển vi sẽ thấy những ổ xuất huyết, phù nề và xâm nhiễm tế bào viêm. Triệu chứng của viêm thận - bể thận thường gặp là sốt, đôi khi sốt cao và kèm lạnh run, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém. Kèm theo đó là đau vùng thắt lưng, đau cạnh hông hoặc đau vùng khớp háng. Có khi là đau bụng với cơn đau quặn thận. Bệnh nhân cũng gặp phiền toái trong vấn đề đi tiểu: tiểu nhiều lần, cảm giác nóng rát hoặc đau khi tiểu, một số trường hợp có tiểu ra máu.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-viem-than-be-than-6409.html)

Chủ đề liên quan:

bể thận viêm thận

Tin cùng nội dung

  • Beta lactam tĩnh mạch và một Thu*c nhóm Aminoglycosid là lực chọn ban đầu khi chưa có kháng sinh đồ, Ở cơ sở ngoại trú có thể điều trị bằng Trimethoprim sulfamethoxazol
  • Ở người lớn, tắc nghẽn đường tiểu chủ yếu do các nguyên nhân mắc phải: Sỏi thận và sỏi niệu quản là nguyên nhân hay gặp, ngoài ra là các nguyên nhân như hẹp niệu quản, u niệu quản, cục máu đông.
  • Các trường hợp nhẹ có thể điều trị và theo dõi ngoại trú. Cần cấy vi khuẩn niệu, máu (nếu có sốt cao) trước khi bắt đầu dùng kháng sinh. Trong khi chờ đợi kết quả cấy vi khuẩn có thể bắt đầu dùng kháng sinh ngay.
  • Viêm thận - bể thận là bệnh viêm của tổ chức nhu mô thận do nhiễm khuẩn, là loại bệnh tiết niệu hay gặp có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt, đau vùng thắt lưng và tiểu buốt, tiểu rắt. Bệnh hay gặp ở phụ nữ nhất là thời kỳ thai nghén.
  • Hội chứng hẹp phần nối bể thận niệu quản là một dị tật của phần nối bể thận niệu quản.
  • Vợ của em khi mang thai hay bị nhiễm trùng tiểu, có lần bác sĩ chẩn đoán viêm thận. Xin cho hỏi bệnh này khi mang thai được chẩn đoán ra sao và bị nhiều lần có gây hại về sau không?
  • Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Tôi bị sỏi thận san hô ở đài bể thận, kích thước 2cm. Qua kiểm tra, chụp UIV phân tích thì chức năng thận vẫn tốt, chưa ứ nước, không đau.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Tôi bị sỏi thận, đã đi chụp UIV rồi nhưng BS yêu cầu chụp UPR (chụp bể thận niệu quản ngược dòng) nữa. Tại sao tôi phải chụp thêm cái này? Tôi có hỏi mấy người đi khám chung thì có người phải chụp, có người không cần. Và chi phí chụp UPR là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Thúy Liễu - quận Gò Vấp, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY