Ẩm thực hôm nay

Cá diếc chữa phù thũng

Cá diếc, tên khác là tức ngư, phụ ngư. Tên khoa học: L. Cá diếc là loài cá nước ngọt.
Cá diếc, tên khác là tức ngư, phụ ngư. Tên khoa học: L. Cá diếc là loài cá nước ngọt.

Theo Đông y, thịt cá vị ngọt bình, vào tỳ vị và đại tràng. Tác dụng kiện tỳ, hành thuỷ lợi thấp, khai vị, hạ khí thông nhũ, thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp suy nhược, mỏi mệt ăn kém, tiêu chảy, kiết lỵ, phù, đại tiểu tiện xuất huyết. Mật cá có vị đắng, tính lạnh.

Một số thực đơn chữa bệnh có cá diếc:

Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 - 400g. Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm tương dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể.

Cá diếc nướng: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, để nguyên vay, gỡ bỏ mang, cho 1 lượng phèn chua bằng hạt lạc đã đập vụn vào bụng cá, đem cá nướng chín. Ăn với dấm mắm gia vị. Dùng cho hội chứng lỵ, đại tiện nhiều lần trong ngày.

Cá diếc hầm sa nhân, cam thảo: Cá diếc 1 con, sa nhân 8g, cam thảo 4g. Cá làm sạch bỏ ruột, để nguyên vảy, gỡ bỏ mang; sa nhân, cam thảo giã vụn cho vào bụng cá; cho nước, hầm nhừ. Không cho ớt, muối mắm, cho các gia vị khác. Ăn liên tục đợt 3 tuần. Dùng cho bệnh nhân phù thũng toàn thân.

Cá diếc nhồi lá chè nướng: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, để nguyên vay, gỡ bỏ mang. Cho lá chè non vào bụng cá, bọc giấy nướng chín. Ăn khi đói, ngày 1 - 2 lần, dùng trong vài ngày. Chữa bệnh đái tháo, tiêu khát, uống nhiều nước.

Cá diếc hầm chân giò: Cá diếc 200g, giò heo 1 cái, thông thảo 10g, thêm nước gia vị hầm nhừ, bỏ bã thông thảo. Dùng cho bệnh nhân ít sữa, tắc sữa.

Cá diếc hầm đậu đỏ: Cá diếc 200g, xích tiểu đậu 100g. Cá diếc làm sạch bỏ ruột, để nguyên vay, gỡ bỏ mang cho vào nồi cùng xích tiểu đậu, nước, hầm nhừ, thêm gia vị nhưng hạn chế muối. Dùng cho các trường hợp phù nề tay chân (cước khí), phụ nữ có thai phù thũng, còn có tác dụng an thai.

Cá diếc sấy khô 100g, gừng khô 60g, bán hạ chế 60g. Tất cả nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm. Chữa viêm phế quản mạn tính.

Cá diếc nấu với hoàng kỳ, khởi tử, rượu vang, gừng sống, hồ tiêu, giấm và đường. Một món ăn bổ huyết, dưỡng da, làm cho da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn.

Kiêng kỵ: Người có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ca-diec-chua-phu-thung-20976.html)

Tin cùng nội dung

  • Cá nheo được dùng trong y học cổ truyền với tên Thuốc là niềm ngư hay di ngư, gồm các bộ phận như thịt, mắt, gan, đuôi và nước dãi cá.
  • Thịt cá trắm được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.
  • Cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus Cantor) thuộc họ cá chạch (Cobitidae), tên khác là cá chạch bùn, cá chạch đồng,
  • Cá sông có 4 loài được xem là lớn nhất: chép, mè, trắm trắng, trắm đen. Cá trắm phòng chữa được bệnh 4 mùa. Vào mùa thu đông thì cá trắm thường ngon hơn.
  • Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ huyết, tráng dương.
  • Suy tim (hay còn gọi là suy tim ứ huyết) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mà trong đó tim không còn khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể.
  • Hạt mã đề – tên Thuốc gọi là xa tiền tử, là hạt của cây mã đề, thuộc loài cỏ sống lâu năm, có ở khắp nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Xa tiền tử thu hoạch vào khoảng tháng 7 - 8 khi quả chín già, đem nhổ cây về phơi khô và thu lấy hạt.
  • Trong các loại cá nước ngọt dùng để làm thực phẩm ăn hàng ngày có những loại cá vừa là thức ăn bổ dưỡng tốt, vừa là vị Thuốc quý dùng đẻ phòng chữa bệnh có hiệu quả.
  • Phụ nữ sau khi sinh, huyết xấu không ra hết, đọng lại trong cơ thể kèm theo có thấp tà ứ đọng. Biểu hiện phù thũng toàn thân...
  • Cá diếc còn gọi là tức ngư, là một loài cá nước ngọt, có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY