Bài thuốc dân gian hôm nay

Cá nheo và vị Thuốc niềm ngư

Cá nheo được dùng trong y học cổ truyền với tên Thuốc là niềm ngư hay di ngư, gồm các bộ phận như thịt, mắt, gan, đuôi và nước dãi cá.
Cá nheo (Parasilurus asotus L.) thuộc họ cá nheo (Siluridae), là loài cá nước ngọt.

Cá nheo được dùng trong y học cổ truyền với tên Thuốc là niềm ngư hay di ngư, gồm các bộ phận như thịt, mắt, gan, đuôi và nước dãi cá.

Thịt cá nheo (niềm ngư nhục) Có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng tư âm, bổ khí, mát máu, chỉ huyết, kiện tỳ, khai vị, thông kinh, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù thũng, tiểu tiện bất lợi, chứng mắt miệng méo xệch, đau dạ dày, lòi dom. Dạng dùng thông thường là nấu canh ăn hằng ngày.

Sách Dược tính chỉ nam có ghi: Cá nheo hay niềm ngư ăn ngon và bổ khí, nhưng không ăn lẫn với gan trâu, gan bò, thịt gà rừng, lợn rừng.

Mắt cá nheo (niềm ngư mục): Khi bị gai châm hoặc vật nhọn đâm vào da thịt gây đau nhức, lấy mắt cá nheo phơi khô, đốt cháy thành than mà đắp là khỏi.

Gan cá nheo (niềm ngư can) đốt tồn tính, bôi chữa nghẹn họng, hóc xương.

Dãi cá nheo (niềm ngư diên) chữa chứng khô cổ, họng háo, khát nước. Lấy dãi hòa với bột hoàng liên làm thành viên, rồi uống với nước sắc ô mai. Mỗi lần uống 3-5 viên, ngày 3 lần.

Đuôi cá nheo (niềm ngư vĩ). Cắt lấy đoạn nhọn của đuôi cá, để tươi, dán ngay vào má và môi để chữa miệng mắt bị méo xệch.

Theo tài liệu, ở Trung Quốc, người ta dùng cá nheo dưới dạng thức ăn – vị Thuốc rất phổ biến.

Chữa chảy máu cam: Cá nheo 1 con, làm sạch, thái miếng, hấp trên nồi xôi (100g gạo nếp). Ăn nóng trong ngày.

Chữa thiếu máu ở những người mới ốm khỏi hoặc phụ nữ sau khi sinh: Cá nheo 3 con nấu chín với 50-100g đậu đen. Ăn nóng hằng ngày.

Chữa suy nhược, đau dạ dày: Bong bóng cá nheo 50g, hấp cách thủy với thịt lợn nạc 100g. Ăn hết một lần.

DS. Hữu Bảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ca-nheo-va-vi-thuoc-niem-ngu-18289.html)

Tin cùng nội dung

  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY