Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cá trê - bổ thận, bổ huyết, tráng dương

Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ huyết, tráng dương.
cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở ao hồ, ruộng bùn, những chỗ tối tăm. Trong 100g thịt cá trê có 16,5g protid, 11,9g lipid, 20mg Ca, 21mg P, 1mg sắt, 0,1mg vitamin B1, 0,04mg vitamin B2, 1,4mg vitamin PP và cung cấp 178 calo.

Dưỡng huyết điều kinh: cá trê 250g, đậu đen 150g, bột canh, nước đủ dùng. cá trê làm sạch, bỏ mang, ruột, chặt khúc. Đậu đen rửa sạch, đậu đen hầm chín rồi cho cá trê vào hầm cùng với đậu đen tới khi cá chín nhừ, nêm bột canh là dùng được. Món ăn có tác dụng kiện tì, dưỡng huyết, điều kinh.

bổ thận: cá trê 1 - 2 con, đậu đen 150g. cá trê khử mùi tanh, nhờn, làm sạch, giữ nguyên đầu, lọc bỏ xương riêng. Ninh xương cá với 300ml nước để làm nước dùng. Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều rồi đun sôi, để nhỏ lửa, cho cá vào nấu chín, nêm gia vị là dùng được. Ăn trong 15 ngày, bệnh sẽ cải thiện rõ ràng.

Chữa loạn kinh: cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải, buộc kín, cho nước vào đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, nêm gia vị là dùng được.

Chú ý: Không nên ăn cá trê với rau kinh giới.

BS. Đào Minh Sơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ca-tre-bo-than-bo-huyet-trang-duong-17411.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Lựa chọn các loại nước ép rau giúp giải nhiệt mùa hè và phòng bệnh sẽ là một biện pháp hữu hiệu.
  • Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, với biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, tiểu ra máu,…
  • Theo y học cổ truyền, hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc;
  • Không chỉ là thực phẩm thông dụng, những món ăn từ thịt hến còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,…
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phan Văn Lý tọa lạc tại số 45/8 đường Hùng Vương, khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh tuy không lớn nhưng đã trở thành địa chỉ quen thuộc được nhiều bệnh nhân tìm đến.
  • Bổ thận tráng dương là điều trị làm khỏe phần dương (khí, tinh) bằng dược hoặc thức ăn, thường phối hợp với bổ thận thành bổ thận tráng dương.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY