Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dùng xuyên tâm liên kéo dài phòng hậu Covid-19 gây tiêu chảy

Sau khi khỏi Covid-19, ám ảnh hậu Covid-19 nhiều người vẫn tìm các bài Thu*c sử dụng để thải độc phổi, bồi bổ sức khoẻ.

Khỏi covid-19 được hai tuần nhưng bà nguyễn thị thắng (65 tuổi, hà đông, hà nội) vẫn trong giai đoạn phục hồi hậu covid-19. bà thắng cho biết, hàng ngày hai vợ chồng bà thường xuyên uống trà xuyên tâm liên để 'thải nốt' covid-19 ra khỏi cơ thể, phòng hậu covid-19 kéo dài.

Sau khi khỏi Covid-19, chồng bà hay mệt mỏi, về chiều người cảm giác nóng, ho, khó chịu nhưng cặp nhiệt độ không sốt nên bà Thắng đã sử dụng xuyên tâm liên điều trị nốt giai đoạn hậu Covid-19.
 
ThS BS. Nguyễn Văn Đàn - Phó Trưởng khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết anh cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của người bệnh về việc họ đã khỏi Covid-19 nhưng vẫn mua lá xuyên tâm liên về nấu như nước trà uống hàng ngày. Ai cũng quan niệm Thu*c đắng dã tật nhưng thực sự dù là Thu*c y học cổ truyền vẫn phải sử dụng đúng chỉ định.
 
BS Đàn chia sẻ, trong giai đoạn đầu khi chúng ta chưa rõ ràng về Covid-19 và chưa biết điều trị nó với Thu*c nào cho phù hợp thì xuyên tâm liên được xem là bài Thu*c hỗ trợ cho bệnh nhân.

Bởi vì, có 1 nghiên cứu nhỏ của thái lan về sử dụng xuyên tâm liên trong điều trị bệnh nhân covid-19. sau đó, việt nam cũng có đưa xuyên tâm liên vào phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh nhân covid-19.

Xuyên tâm liên là vị Thu*c đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được coi như một loại kháng sinh thực vật. Nhưng người bệnh cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng xuyên tâm liên để việc sử dụng Thu*c có hiệu quả và đề phòng tác dụng phụ.
 
Rễ và lá xuyên tâm liên được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ, và nhiều vùng ở Đông Nam Á, Trung Mỹ và vùng Caribê thường được dùng làm Thu*c trị rắn và sâu bọ cắn. Nước hãm hoặc nhựa từ lá vò nát được dùng trị sốt, ban da ngứa và làm Thu*c bổ.
 
Trong y học, xuyên tâm liên được dùng điều tri cảm cúm với sốt, viêm họng, viêm thanh quản, loét miệng, loét lưỡi; ho cấp tính hoặc mạn tính, viêm ruột kết, ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu với tiểu tiện khó và đau; mụn nhọt, lở loét, rắn độc cắn. 
 
Tuy nhiên, khi sử dụng xuyên tâm liên bạn phải nhớ quy tắc dùng. Ở y học cổ truyền xuyên tâm liên có vị đắng, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc ở phế (phổi) , tì (lách)  vị (dạ dày) , đại trường (ruột già). Theo lý luận của đông y thì sử dụng xuyên tâm liên có thể hỗ trợ nhưng khi dùng người bệnh phải đang tích nhiệt ở phế và đại trường.

Còn với người bệnh không có tích nhiệt ở phế và đại trường thì dùng xuyên tâm liên có tính lạnh còn làm thay đổi nhiệt của cơ thể.
 
Quan điểm chủ đạo của đông y, bệnh làm mất cân bằng âm dương vì vậy hàn và nhiệt đều phải cân bằng. Khi sử dụng 1 bài Thu*c liên tục có thể làm tổn thương dương khí, cơ thể nghiêng về hàn nhiều hơn.

Người bệnh dùng xuyên tâm liên nhiều sẽ xuất hiện tiêu chảy, đầy bụng. khi khí lạnh tổn thương khiến cho người bệnh thấy ớn lạnh nhiều hơn thậm chí lạnh các đầu ngón chân, ngón tay. 

Xuyên tâm liên là kháng sinh thực vật không nên tự ý dùng.

 
Do vậy, sử dụng xuyên tâm liên trong giai đoạn hậu Covid-19 không được khuyến cáo. Giai đoạn hậu Covid-19 cơ thể hư là chính thay đổi khí huyết nên lúc đó người bệnh phải dùng các phương pháp hỗ trợ là bổ, bồi bố. Còn xuyên tâm liên là nhóm Thu*c tả dùng trong trường hợp thực, cấp tính khi mắc Covid-19.
 
BS Đàn cho biết với những người về chiều cảm thấy người nóng nhưng đo nhiệt kế không tăng nhiệt độ đây là trường hợp hư nhiệt khi điều trị dùng Thu*c bổ, có thể sử dụng các bài Thu*c chữa hư nhiệt.
 
Còn xuyên tâm liên dùng thực nhiệt là khi bạn nóng sốt, mặt đỏ, môi khô… Vì vậy, khi bạn dùng xuyên tâm liên phải rất cẩn trọng.
 
'Người dân tự ý sử dụng xuyên tâm liên với hi vọng bình phục sau Covid-19 có thể gây tiêu chảy, đầy bụng…' – BS Đàn khuyến cáo.

Phương Thúy

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/dung-xuyen-tam-lien-phong-hau-covid-gay-tieu-chay-407749.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng khoa học Bệnh viện 30-4, Bộ Công an vừa thông qua báo cáo phát triển sản phẩm trà Xuyên Tâm Liên (XUTALI) giúp hỗ trợ phòng ngừa, điều trị COVID-19 cho CBCS, công nhân viên tại Bệnh viện.
  • Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã đánh giá tác dụng của dược liệu Xuyên tâm liên trong phòng chống COVID-19. Mới đây, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan cho thấy, trong vòng 3 ngày kể từ khi sử dụng Xuyên tâm liên, tình trạng của các tình nguyện viên mắc COVID-19 đều được cải thiện…
  • Xuyên tâm liên có vị đắng, với thành phần chính là Andrographolid được cho là có khả năng ức chế nCoV, giảm các triệu chứng Covid-19.
  • Xuyên tâm liên có vị đắng, với thành phần chính là Andrographolid được cho là có khả năng ức chế nCoV, giảm các triệu chứng Covid-19.
  • Cục Y học cổ truyền và các liệu pháp thay thế Thái Lan thông báo, khoảng 300 người bị nhiễm Covid-19 đã được chữa khỏi sau 5 ngày sử dụng loại thảo dược có tên “fah talai jone” (tên khoa học “andrographis paniculata”; hay “xuyên tâm liên” hoặc “cây lá đắng” theo cách gọi ở Việt Nam).
  • MangYTe - Viêm sưng đau răng lợi, viêm hầu họng, viêm A, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm kết mạc... và các bệnh đường hô hấp là những bệnh rất hay mắc thời điểm này. Chỉ cần dùng 1 cây Thu*c là có thể khỏi, nhưng không phải ai cũng biết.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống. Thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amidan, viêm đường tiết niệu, viêm *m đ*o, khí hư, đau bụng kinh, viêm nhiễm đường ruột, tăng huyết áp, đau nhức cơ thể, tê thấp, mụn nhọt.Xuyên tâm liên, danh pháp khoa học Andrographis paniculata (đồng nghĩa Justicia paniculata), là một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
  • Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Xuyên tâm liên có tác dụng thanh phế, chỉ khái,
  • Theo Đông y, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống. Thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amidan,...
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY