Cây thuốc quanh ta hôm nay

Dược thiện từ sen

Sen là dược thảo quý, nhiều bộ phận được dùng làm Thu*c rất tốt. Đặc biệt, từ sen có thể chế biến thành món ăn - bài Thu*c.

củ sen: có công dụng bồi bổ gan thận. món củ sen hầm xương heo rất tốt cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh vì cung cấp canxi, giúp an thần, lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng tim. củ sen còn được dùng làm nguyên liệu cho món kim chi. khi làm, cần ngâm củ sen với nước chanh để không bị thâm đen, trộn dấm đường cùng với dưa leo, cà rốt, gừng xắt sợi, tỏi băm, nêm thêm chút muối. củ sen cũng được hấp chín, lăn bột chiên, hoặc sên với đường để làm nguyên liệu trong nhiều món chè. tuy nhiên, củ sen khá nhiều năng lượng, chỉ những ai có nhu cầu tăng hãy dùng.

ngó sen: thành phần chính trong món gỏi ngó sen tôm thịt thường có mặt trong các buổi tiệc tùng. ngó sen có tác dụng thanh nhiệt, dùng để giải say khá hiệu quả. nếu thấy nóng trong người, tiểu khó, nên dùng ngó sen xào cật heo, ngó sen xào tôm nõn, làm rau ăn lẩu. nước ép ngó sen có tác dụng làm mờ các vết nám, tàn nhang và trà lá sen giúp giảm béo hiệu quả. ngó sen giàu vitamin c và khoáng chất. ngoài tác dụng quen thuộc là cầm máu thì các món ăn từ ngó sen còn có thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tình trạng da khô ráp. uống nước ép ngó sen thường xuyên có thể làm mờ các vết nám, tàn nhang, sẹo mụn, cho làn da trắng sáng.

lá sen: có hương thơm dịu nhẹ, kích thích khứu giác, tạo cảm giác sảng khoái, vì thế ngay từ thời xa xưa chúng đã được dùng để làm các món ăn như: cơm hấp lá sen, bánh nếp gói lá sen. món gà gói lá sen làm khá công phu nhưng khi ăn vì vừa thơm vừa ngon. ướp gia vị cho thấm đều da gà, nhồi vào bụng gà: nấm đông cô, rượu, hành lá, gừng và gia vị. hấp gà đã nhồi trong khoảng 25 phút, bọc lá sen bên ngoài, bọc tiếp lớp bột mì đã nhồi với nước. nướng gà đến khi lớp bột mì vàng đều. khi ăn chỉ cần gỡ bột, gỡ lá sen. nhiều người thay thế gà bằng vịt, ếch… trong món gói lá sen. gần đây, lá sen còn được dùng hỗ trợ điều trị béo phì, hạ cholesterol máu. tuy nhiên, có thể tự chế Thu*c bằng cách nấu mỗi ngày một lá sen tươi uống thay nước. lá sen có vị đắng và tính bình. lấy 15g táo mèo thái lát, khô và 10g lá sen. sau đó, hãm trong nước ấm và uống như trà. loại nước này sẽ điều hòa sự chuyển hóa mỡ và giảm béo, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa. hoặc đơn giản hơn, chỉ cần nấu nước lá sen tươi để uống thay nước lọc.

hạt sen: thường được dùng để làm nhân nhồi vào bụng gà, vịt hoặc trong các món cơm gói lá sen, cơm sen… theo đông y, hạt sen hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón, an thần. vì vậy, món mứt sen nhâm nhi mỗi độ xuân về có tác dụng an thần kinh, dễ ngủ. hiện, tại các siêu thị còn có món hạt sen dùng làm món ăn chơi khai vị giống như đậu phộng, hạt điều… hạt sen có chứa chất chống oxy hóa và ngăn ngừa tác động có hại của các gốc tự do trong cơ thể. vì vậy, ăn cháo hạt sen hoặc chè sen thường xuyên cũng giúp bạn trẻ lâu, khỏe mạnh.

Tim sen: đem sấy khô, hãm nước sôi như trà là món dành riêng cho những ai khó ngủ, hay hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp cao.

hoa sen: có nhiều công dụng trong làm đẹp và tăng cường sức khỏe. đặc biệt, mỗi bộ phận của sen từ lá sen, cánh hoa sen, củ sen... đều có một công dụng khác nhau. đang là mùa sen nở rộ, hãy tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên này để chế nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc cơ thể khỏe đẹp. cánh hoa sen có mùi thơm và được sử dụng nhiều trong spa thư giãn. vò nhẹ cánh sen, thả vào bồn nước tắm rồi ngâm mình trong đó. hương thơm dịu nhẹ của cánh sen giúp thư giãn tinh thần. còn tinh dầu từ cánh sen có thể lấy đi các tế bào ch*t trên da và lưu thông khí huyết.

Mặt nạ dưỡng da bằng cánh sen:
Cánh sen rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố nghiền nhỏ. Tiếp đó, thêm một ít sữa tươi hoặc sữa chua và hai muỗng cà phê dầu hạnh nhân để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp mặt nạ này trên da khoảng 10 - 15 phút mỗi tuần 1 - 2 lần có tác dụng trẻ hóa làn da.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/duoc-thien-tu-sen-n129523.html)

Chủ đề liên quan:

dược thiện ngó sen

Tin cùng nội dung

  • Đau đầu là một chứng trạng rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng và nhiều khi đó là dấu hiệu duy nhất khiến người bệnh phải tìm gặp thầy Thu*c. Trong y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống.
  • Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên Thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc.
  • Dù viêm tuyến tụy cấp hay mạn tính, đều nên tránh phàm ăn tục uống, cấm uống nhiều rượu, nên ăn lượng ít, nhiều bữa.
  • Đối với người bị thoái hóa khớp gối, nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen non, đậu phụ..., kiêng ăn các thức cay nóng, nướng, quay trợ hỏa hoặc mỡ nhớt béo ngọt sinh ẩm như ớt, rượu,
  • Trong y học cổ truyền, đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân là do khí huyết không lưu thông tốt, gây ra bế tắc kinh lạc.
  • Ở độ tuổi 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm nên 85% phụ nữ mắc hội chứng tiền mãn kinh với mức độ khác nhau...
  • “Thịt dê bổ hình”, đó là câu nói nổi tiếng của Lý Cảo Chi, danh y Trung Quốc.
  • Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường, số lượng những người có axit uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY