Cây thuốc quanh ta hôm nay

Đuôi chồn chân thỏ, cây Thuốc trị lỵ

Người ta cũng cho biết cây này gây sẩy thai, ở Ân Độ, người ta dùng cây này với sữa cho phụ nữ có thai uống để gây sẩy thai

Đuôi chồn chân thỏ - Uraria lagopodioides (L.) Desv, ex DC... thuộc họ Dâu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo cứng, phân nhánh từ gốc, trải ra. Lá có 1 - 3 lá chét hình trái xoan hay bầu dục, tròn, gần như hình tim ở gốc, dài 25 - 50mm, rộng 15 - 30mm, nhạt màu và có lông mềm, nhất là ở mặt dưới. Hoa thành chùm hình trụ hay hình trứng rất dày đặc, dài 3 - 5cm, rộng 15 - 20mm, có lá bắc khá dài làm cho chùm hoa như có tóc. Quả đầu nhẵn, có 2 đốt xoan, lồi 2 mặt, có vân mạng, dài 1mm.

Có hoa quả từ tháng 1-10.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Urariae.

Nơi sống và thu hái

Rất phổ biến ở vùng Viễn đông và khắp nước ta, nhất là trong các savan cỏ và các bãi cỏ vùng đồi núi, ở trong rừng thưa, từ vùng thấp tới vùng cao 2000m.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng. Ở Ân Độ, toàn cây được xem như có tác dụng giải nhiệt, tăng trương lực và chống xuất huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người Malaixia dùng nước sắc lá và rễ để trị lỵ. Người ta cũng cho biết cây này gây sẩy thai, ở Ân Độ, người ta dùng cây này với sữa cho phụ nữ có thai uống để gây sẩy thai. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng chữa tuyến hạch cổ sưng, rắn độc cắn; cành lá tươi giã nát hoà nước hoặc rượu dùng uống trị mụn nhọt sưng lở và lá tươi giã nát đắp ngoài.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/duoi-chon-chan-tho-cay-thuoc-tri-ly/)

Tin cùng nội dung

  • Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm Thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm Thuốc cho phụ nữ
  • Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm Thuốc nhuộm móng tay như Lá móng
  • Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc
  • Ở Ân Độ, quả chưa chín sấy trên tro gỗ dùng làm Thuốc trị lỵ và ỉa chảy nhưng phải loại bỏ phần giữa có hạt
  • Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, vỏ được dùng sắc uống trị lỵ, Cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc
  • Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng
  • Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon Sinh d*c
  • Đây là bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa do trực khuẩn lỵ (Shigella) gây nên. Lâm sàng biểu hiện với tình trạng nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc thần kinh và viêm đại tràng ở các mức độ khác nhau.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY