Đây là bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa do trực khuẩn lỵ (Shigella) gây nên. Lâm sàng biểu hiện với tình trạng nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc thần kinh và viêm đại tràng ở các mức độ khác nhau.
Tôi là cán bộ y tế địa phương, ít có điều kiện tham gia các khóa học nâng cao trình độ và cập nhật thông tin mới. Ở địa phương tôi thường gặp bệnh lý tiêu chảy cấp, có lúc lẻ tẻ, có khi thành dịch nhỏ; nguyên nhân chủ yếu do
lỵ trực khuẩn. Tôi xin hỏi, hiện tại có các nhóm Thuốc nào dùng để điều trị
lỵ trực khuẩn?
Nguyễn Thị Phượng
Đây là bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa do trực khuẩn lỵ (Shigella) gây nên. Lâm sàng biểu hiện với tình trạng nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc thần kinh và viêm đại tràng ở các mức độ khác nhau. Bệnh dễ phát thành dịch, diễn biến thường lành tính, tuy nhiên, với thể nặng và thể tối độc, nếu điều trị không đúng và không kịp thời dễ dẫn tới Tu vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.
Bệnh lây bằng đường tiêu hóa thông qua nguồn nước, thực phẩm nhiễm mầm bệnh hoặc qua tay, chân. Ruồi, nhặng là các trung gian truyền bệnh đóng vai trò quan trọng.
Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu
lỵ trực khuẩn cấp xảy ra ở trẻ em, phải cho trẻ uống bù nước ngay vì ở trẻ em, thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy, sốt cao rất dễ bị mất nước, điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải.
Hiện nay hay sử dụng và hiệu quả nhất là nhóm quinolon. Hiệu quả chữa bệnh cao, rút ngắn được khoảng một nửa số ngày dùng Thuốc so với dùng nhóm Thuốc cũ. Tuy nhiên, cần chú ý acid nalidixic không được sử dụng cho người mang thai, thời kỳ cho con bú, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, bệnh nhân suy thận, rối loạn tạo máu, động kinh, tăng áp lực sọ não. Các quinolon thế hệ thứ 2 không được dùng cho người mẫn cảm với Thuốc, người mang thai, thời kỳ cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi.
Các kháng sinh nhóm beta lactam như amoxylin, ampicilin, các cephalosporin hiện nay vẫn còn được sử dụng tùy vào điều kiện thực tế của bệnh nhân và cơ sở y tế hiện tại, Thuốc dùng khá an toàn, tuy nhiên, hiệu quả không bằng nhóm quinolon.
Nhóm Thuốc cũ (bactrim, tetracyclin, clorocid) hiện nay không nên sử dụng do vi khuẩn đã kháng và có nhiều tác dụng phụ.
Ngoài các nhóm kháng sinh trên còn có thể sử dụng beberrin chiết xuất từ cây vàng đắng, Thuốc an toàn nhưng chỉ nên dùng cho thể nhẹ và vừa, nếu uống liều cao, Thuốc gây mỏi mệt. Thuốc rẻ tiền, ít độc nhưng có hiệu quả.
Bên cạnh bồi phụ nước điện giải và dùng kháng sinh, cần cho bệnh nhân sử dụng thêm các Thuốc sinh tố, an thần, trợ tim mạch và điều trị các triệu chứng khác nếu có.
ThS. Nguyễn Bạch Đằng