Chuyên đề hôm nay

Lưu ý khi điều trị lỵ trực khuẩn

Bệnh gây ra tình trạng nhiễm độc toàn thân với mức độ khác nhau. Nguy cơ bùng phát nhanh, dễ dẫn tới Tu vong nếu không điều trị đúng và kịp thời.

Biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện lâm sàng đa dạng tùy theo sức đề kháng của bệnh nhân, týp huyếtthanh, các bệnh mạn tính khác kèm theo. Thông thường, sau khi mắc bệnh 1 - 3 ngày, bệnh nhân độtngột xuất hiện sốt cao, sốt nóng có gai rét, đôi khi có rét run. Kèm theo sốt là đau đầu nhiều, đautoàn bộ đầu, mệt mỏi, bơ phờ, thờ thẫn, mất ngủ, da xanh, tái, chán ăn, khát nước, môi khô, tiểuít...

Lỵ trực khuẩn lây truyền từ thức ăn không đảm bảo

Đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng hố chậu trái, đôi lúc đauquặn thành cơn làm bệnh nhân xuất hiện cảm giác mót rặn. Sau mỗi lần đi ngoài, cảm giác đau xuhướng giảm sau đó lại xuất hiện trở lại. Đại tiện xuất hiện sau mỗi lần đau quặn bụng, đi ngàynhiều lần, từ vài lần đến vài chục lần, khi đại tiện luôn có cảm giác mót rặn. Phân lỏng, sệt lúcđầu, sau đó phân toàn nhầy máu lẫn lộn, nhầy mủ, nước phân như nước rửa thịt, tanh và thối.

Điều trị như thế nào?

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu lỵ trực khuẩn cấpxảy ra ở trẻ em, phải cho trẻ uống bù nước ngay vì ở trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy,sốt cao rất dễ bị mất nước, điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạnnước điện giải.

Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý,pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol hoặc viênhydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Kháng sinh: Có nhiều loại kháng sinh có thể sử dụng trong điều trị lỵ trựckhuẩn như nhóm bactrim, nhóm beta lactam, quinolon... tùy theo tình hình thực tế. Hiện nay, hay sửdụng và hiệu quả nhất là nhóm quinolon.

Nhóm Thu*c cũ (bactrim, tetracyclin, clorocid): Nhóm này đã bị Shigella khángrất cao, hiệu quả chữa bệnh kém. Bên cạnh đó, các Thu*c này còn gây ra các tác dụng không mong muốnnhư bactrim gây bí tiểu, hại thận; tetracyclin làm hỏng men răng trẻ dưới 12 tuổi; clorocid gây hạitủy xương, làm thiếu máu... Mặc dù Thu*c rất sẵn nhưng hiện nay ít được dùng.

Các kháng sinh nhóm beta lactam như amoxylin, ampicilin, các cephalosporinhiện nay vẫn còn được sử dụng, tùy vào điều kiện thực tế của bệnh nhân và cơ sở y tế hiện tại,Thu*c dùng khá an toàn, tuy nhiên hiệu quả không bằng nhóm quinolon.

Các quinolon như acid nalidixic, ciprofloxacin, ofloxacin: Hiệu quả chữa bệnhcao, rút ngắn được khoảng một nửa số ngày dùng Thu*c so với dùng nhóm Thu*c cũ.

Acid nalidixic là Thu*c thuộc nhóm quinolon thế hệ l. Trong cấu trúc không cónhân piperidin và không có nguyên tử fluor. Nhóm Thu*c này có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng trênvi khuẩn gram âm và chủ yếu dùng điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa do gramâm. Hiện nay chỉ còn sử dụng điều trị cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nhưng Thu*c không được sử dụng chongười mang thai, thời kỳ cho con bú, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, bệnh nhân suy thận, rối loạn tạomáu, động kinh, tăng áp lực sọ não.

Các quinolon thế hệ thứ 2, hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa. Nóichung, nhóm này nên dùng cho các nhiễm khuẩn nặng và các nhiễm khuẩn đã kháng các Thu*c thôngthường. Tuy nhiên, khi dùng Thu*c, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như rối loạn tiêuhóa (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy); gây đau nhức xương khớp, kém phát triển xương khớp nhất là ởtuổi đang phát triển; ngoài ra có thể có các biểu hiện khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, cótrường hợp kích động, động kinh nhất là khi dùng cùng theophylin, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạchcầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu. Do vậy, Thu*c không được dùng chongười mẫn cảm với Thu*c, người mang thai, thời kỳ cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, chỉ sử dụng kháng sinh với các trường hợp ở thểvừa trở lên, không dùng cho thể nhẹ. Dùng Thu*c gì, liều dùng bao nhiêu và dùng như thế nào cần cóý kiến của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng.

AloBacsi.vnTheo ThS Nguyễn Bạch - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/luu-y-khi-dieu-tri-ly-truc-khuan-n70485.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY