Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Lưu ý khi dùng norfloxacin chống nhiễm khuẩn

Norfloxacin là Thu*c kháng sinh thuộc nhóm quinolon. Ở dạng viên nén và Thu*c tiêm, Thu*c được dùng chủ yếu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến.
Norfloxacin là Thu*c kháng sinh thuộc nhóm quinolon. Ở dạng viên nén và Thu*c tiêm, Thu*c được dùng chủ yếu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến. Ngoài ra, trong các trường hợp viêm đường tiêu hóa nhiễm khuẩn (kể cả bệnh tiêu chảy và lỵ trực khuẩn), bệnh lậu người ta cũng dùng tới loại kháng sinh này. Ở dạng dung dịch tra mắt, norfloxacin được dùng trong điều trị viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm sụn mi nhiễm khuẩn...

Đối với Thu*c uống, phải uống 1 giờ trước bữa ăn hay 2 giờ sau bữa ăn với một cốc nước đầy. Trong ngày phải uống nhiều nước để lượng nước tiểu đào thải ít nhất từ 1.200ml - 1.500ml mỗi ngày ở người lớn. Liều lượng do thầy Thu*c chỉ định tùy theo bệnh. Đối với Thu*c dùng tra nhỏ trị bệnh ở mắt, người lớn và trẻ em trên 1 tuổi là 1 hoặc 2 giọt dung dịch 0,3% vào mắt bị đau, ngày 4 lần cho tới 7 ngày. Nếu nhiễm khuẩn nặng, 1 hoặc 2 giọt, cách nhau 2 giờ một lần, trong 1 - 2 ngày đầu điều trị.

Không dùng Thu*c này cho phụ nữ mang thai. Trong thời gian cho con bú cũng không nên dùng norfloxacin vì có khả năng gây bệnh khớp và ngộ độc nặng cho trẻ đang bú. Nếu không thay thế được bằng một kháng sinh khác mà người mẹ vẫn phải dùng fluoroquinolon thì nên ngừng cho con bú. Thu*c cũng không nên dùng cho trẻ em và thiếu niên, vì các Thu*c trong nhóm này đã được thông báo gây bệnh khớp ở nhiều loài động vật chưa trưởng thành.

Khi dùng Thu*c cần lưu ý, nếu trong quá trình sử dụng thấy xuất hiện các hiện tượng như buồn nôn, tiêu chảy, đau hoặc co cứng cơ bụng... thì đây là những tác dụng phụ của Thu*c. Ngoài ra Thu*c có thể gây đau đầu, chóng mặt hoa mắt, ợ nóng. Ở da thấy phát ban, ngứa, nhạy cảm ánh sáng hoặc ngoại ban. Một số triệu chứng hiếm gặp hơn như chán ăn, ngủ không yên giấc, trầm cảm, lo lắng, tình trạng kích động, bị kích thích, sảng khoái, mất định hướng, ảo giác hay viêm miệng, đau khớp...Khi gặp các tác dụng không mong muốn này cần ngừng Thu*c và thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có phương pháp xử lý phù hợp.

Đối với những người bị đau dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản đang dùng Thu*c chống acid có chứa nhôm, magnesi hydroxyd không dùng cùng với norfloxacin vì các Thu*c này làm giảm hấp thu của norfloxacin. Các chế phẩm đa sinh tố có chứa sắt và kẽm không được sử dụng cùng hoặc trong vòng 2 giờ với norfloxacin vì có thể làm thay đổi độ hấp thu, làm cho nồng độ norfloxacin trong huyết thanh và nước tiểu thấp xuống sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-khi-dung-norfloxacin-chong-nhiem-khuan-18164.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè là mùa tiêu chảy thường hay “ghé thăm” các bé nhất, vậy mẹ phải lưu ý những “típ” sống còn sau đây.
  • Tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn.
  • Đôi lúc bạn bị tiêu chảy mà không rõ tại sao. Dưới đây là một số nguyên nhân bạn ít ngờ tới, có thể gây kích thích ruột khiến bạn bị tiêu chảy.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY