Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm hôm nay

Hoại tử sinh hơi: hoại tử do trực khuẩn clostridium

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Đau và phù nề đột ngột vùng vết thương nhiễm bẩn.

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.

Chảy dịch hồng hoặc nâu từ vùng bị thương và da vùng xung quanh bị thương nhợt màu.

Sờ hoặc chụp X quang có khí trong mô.

Nhuộm hoặc cấy dịch tiết thấy có trực khuẩn gram ( ).

Nhận định chung

Hoại thư sinh hơi (còn gọi là hoại tử cơ do trực khuẩn clostridium) là do nhiễm một trong nhưng chủng của loài clostridium (C.perfringens, C. ramosum, C. bifermentans, C. histolyticum, c. novyi...) tại vùng mô đang ch*t. Độc tố sinh ra trong điều kiện kỵ khí gây sôc, huyết tán và hoại thư.

Các triệu chứng và dấu hiệu

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuốỉ, thường bệnh nhân bị kiệt quệ, li bì, mê sảng và đi vào hôn mê.

Vết thương sưng to, da xung quanh nhợt nhạt, dịch hồng và nâu thối chảy ra. Khi bệnh tiến triển nặng và xuất hiện các mụn phỏng có dịch hồng, cụm dần thành đám. Sờ có thể có tiếng lép bép do khí trong mô.

Biểu hiện cận lâm sàng

Bệnh hoại thư sinh hơi là một bệnh chủ yếu được chẩn đoán bằng lâm sàng và điều trị theo kinh nghiệm bắt đầu ngay khi có nghi ngờ. X quang có thể thấy có khí trong mô nhưng không đặc hiệu, nhuộm dịch rỉ viêm thường không thấy bạch cầu trung tính mà thấy rất nhiều trực khuẩn gram ( ). Cấy trong môi trường yếm khí ( ) cho phép khẳng định chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt

Một số vi khuẩn khác có thể gây nhiễm khuẩn mô mềm và có sinh hơi như enterobacter, escherichia, các vi khuẩn kỵ khí hỗn hợp như bacteroid và peptostreptococcus. Các trực khuẩn Clostridium cũng có thể gây nhiễm khuẩn chu sinh nặng, có tan máu.

Điều trị

Penicillin 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch 3 giờ một lần có hiệu quả. Một số Thu*c khác (tetracyclin, clindamycin, metronidazol, chloramphenicol cefoxitin) có thể có tác dụng trên ống nghiệm và cả trên cơ thể, nhưng tác dụng trên lâm sàng chưa được xác định, cắt lọc và mở rộng vết thương cẩn thận sẽ là điều cốt tử, và thường phải cắt bỏ phần tổn thương. Người ta đã thử dùng điều trị bằng oxy áp lực cao, nhưng tác dụng chưa rõ rệt trên lâm sàng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/hoai-tu-sinh-hoi-hoai-tu-do-truc-khuan-clostridium-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY