Năm nay, sẽ có trên 18.000 phạm nhân được đặc xá tha tù trước thời hạn vào dịp quốc khánh 2/9. mang những tâm trạng khác nhau, song những người được đặc xá đợt này đều hiểu rằng, trở về không đơn giản chỉ là bước ra ngoài song sắt, cởi bỏ bộ quần áo tù mà còn phải biết phấn đấu vượt qua quá khứ để sống tốt. sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của chủ tịch nước, chính phủ, các bộ, ban, ngành và sự chuẩn bị chủ động, tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp đã giúp cho hầu hết người được đặc xá trở về làm ăn lương thiện, ổn định cuộc sống.
Đợt đặc xá năm 2015, dự kiến trại giam thủ đức (huyện hàm tân, tỉnh bình thuận) sẽ tha tù trước thời hạn cho 856 trường hợp. đại tá trần hữu thông - giám thị trại giam thủ đức cho biết, những năm qua, ban giám thị trại giam thủ đức đã có nhiều hoạch định đầy nhân văn được thực hiện hiệu quả và đồng bộ từ sau song sắt nhà tù đến từng địa phương nơi cư trú của phạm nhân, tạo điều kiện thuận lợi để những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng bền vững.
Tại thủ đức, mỗi khi có thêm phạm nhân mới nhập trại là đội công tác giáo dục lại tất bật chuẩn bị cho các lớp học mới. chương trình giáo dục công dân vào các tối thứ 7 hàng tuần tại các phân trại, khu giam giữ được lên lớp với nhiều hình thức sinh động. đây cũng là đơn vị đi đầu của ngành trại giam trong việc phát động các phong trào thi đua trong phạm nhân như “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh; cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “khát vọng hoàn lương”, cuộc thi viết “sự hối hận và niềm tin hướng thiện”... các mô hình như “xây dựng tổ đội phạm nhân văn hóa”, “tổ chức nếp sống kỷ luật, trật tự văn minh cho phạm nhân”... nhận được sự ủng hộ của rất nhiều phạm nhân tham gia thi đua tiến bộ.
Từ những phong trào thi đua, nhiều phạm nhân đã phát huy được năng khiếu của mình, giúp cho Hội đồng quản giáo có thêm sáng kiến trong cải tạo giáo dục phạm nhân như anh Nguyễn Xuân Bàn ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Từ một tử tù được Chủ tịch nước ân xá, anh Bàn đã cố gắng biến mỗi ngày cải tạo của mình trở thành một ngày có ý nghĩa. Anh trở thành Trưởng ban Tự quản văn hóa của trại, sáng tác thơ, làm tập san tập hợp các bài viết do phạm nhân tự sáng tác để tạo một sân chơi văn hóa thể hiện sự hối hận và ước nguyện của mỗi phạm nhân.
Năm nay, Trại giam Tân Lập (huyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) có hơn 300 phạm nhân được xét đặc xá. Quy trình xét duyệt được thực hiện hết sức kỹ lưỡng và đúng quy định. Tại buổi họp bình xét đặc xá, mọi ý kiến của phạm nhân đều được thảo luận công khai, dân chủ nhằm chọn ra những phạm nhân có thời gian cải tạo tốt, gương mẫu qua việc bỏ phiếu kín. Sau đó, là ý kiến của Hội đồng Xét đặc xá của Trại giam Tân Lập cùng bàn bạc và đưa ra danh sách cuối.
Phạm nhân Thào Thị Bích đã cười rất tươi khi biết mình có tên trong danh sách xét đặc xá năm nay. Chị cùng những phạm nhân khác tham gia những buổi học cuối cùng của các lớp tái hòa nhập cộng đồng, tư vấn pháp luật. Các vấn đề họ quan tâm như chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các thủ tục hành chính về đăng ký thường trú, tạm trú, làm CMND, xóa án tích; các vấn đề liên quan đến hướng nghiệp, thủ tục vay vốn để tạo việc làm... được các cán bộ giáo dục của trại và các giảng viên đến từ Trung tâm Tư vấn pháp lý của tỉnh giải đáp cặn kẽ.
Tương tự như Trại giam Tân Lập, những ngày này, phạm nhân ở Trại giam Yên Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La cũng đang hồi hộp chờ quyết định đặc xá. Phạm nhân tại đây đa số là người dân tộc, hiểu biết hạn chế, không đồng đều. Cùng một nội dung, có phạm nhân hiểu được, nhưng cũng có người không hiểu được. Ban Giám thị trại đề ra 4 tiêu chuẩn và 15 biện pháp, trong đó có cả phổ biến giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc để mỗi phạm nhân hiểu rõ sai lầm của bản thân, phấn đấu cải tạo tốt. Các cán bộ phải nhờ đến những phạm nhân người dân tộc phiên dịch hộ, đồng thời tìm hiểu các phong tục, tập quán, học ngôn ngữ của từng người để không gặp khó khăn khi giao tiếp. Tuy không nằm trong diện được đặc xá, song phạm nhân Vàng A Chua ở xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vẫn vững tin: “Mỗi năm, chứng kiến các phạm nhân khác được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước trở về với gia đình, tôi luôn lấy đó làm động lực phấn đấu cải tạo bản thân, mong có ngày mình cũng được đặc xá, tha tù trước thời hạn”.
Đại tá Phan Ngọc Việt, Giám thị Trại giam Thanh Lâm (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đưa chúng tôi đi tham quan các xưởng sản xuất của trại. May mặc, đan lát, tin học văn phòng, điện tử - điện lạnh, xây dựng dân dụng,... gần 30 nghề đã được dạy và tổ chức lao động trong nhiều năm qua tại các phân trại với mong muốn giúp phạm nhân có tay nghề vững, phù hợp với sở trường của mình để có thể dễ dàng tìm được việc làm ổn định sau khi hết án. Đây là việc làm rất cần thiết bởi trong trại giam, đó là cải tạo con người thông qua lao động, tìm thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống của phạm nhân trong trại. Còn sau khi ra tù, mỗi nghề sẽ là bước khởi đầu để những ai muốn làm lại cuộc đời có thể tìm kiếm được một việc làm phù hợp với trình độ, năng lực của mình. Ngoài ra, “Quỹ tái hòa nhập cộng đồng” mà trại đã lập, quản lý và sử dụng trong nhiều năm nay đã hỗ trợ phạm nhân một phần kinh phí để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống sau khi chấp hành xong án phạt tù... Trong đợt này, Thanh Lâm có 350 phạm nhân đủ điều kiện đề nghị đặc xá.
Theo thống kê của Bộ Công an, tỷ lệ tái phạm tội lên tới 27%, nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm chưa đầy 2% đối với những người được đặc xá, tha tù trước thời hạn. Điều đó cho thấy sức mạnh của lòng khoan dung là rất lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ giáo dục, dạy nghề suông mà không tạo cho người được đặc xá, chấp hành xong án phạt tù một môi trường trong sạch, thuận lợi để tái hòa nhập thì tất cả mọi cố gắng đều trở nên vô nghĩa. Cùng với các hoạt động giáo dục dạy nghề, phổ biến tuyên truyền pháp luật trong quá trình cải tạo, các trại giam trong cả nước đã chủ động liên hệ với UBND và cơ quan chức năng các tỉnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các phạm nhân sau khi rời trại có thể tái hòa nhập thành công.
Sự thành công của anh Ngô Liên Hoàn - hiện là Giám đốc Công ty xây dựng Liên Hoàn tại phường Xuân An, TP. Phan Thiết là một minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ giữa trại giam và địa phương nơi người chấp hành xong án phạt tù cư trú. Nhờ sự đồng thuận này, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của Công an phường Xuân An và Thiếu tá Ngô Chiến Thắng, cảnh sát khu vực phường Xuân An, anh Ngô Liên Hoàn đã dần lấy lại sự tự tin và hòa nhập thành công. Nhờ nghề xây dựng được học trong trại giam, sự giới thiệu, bảo đảm của công an phường, anh đã lập đội xây dựng và nhận được những công trình nhỏ. Không lâu sau đó, anh đã là chủ của Công ty xây dựng Liên Hoàn với hơn 200 công nhân, trong đó có 50 người cùng hoàn cảnh như anh trước đây.
Sự vào cuộc đầy trách nhiệm của tỉnh bình thuận cùng các tỉnh khác như nghệ an, thanh hóa, đồng nai, tp. hồ chí minh... là kết quả của việc huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác tái hòa nhập cộng đồng. nghị định số 80/2011/nđ-cp, ngày 16/9/2011 của thủ tướng chính phủ và ý kiến chỉ đạo ngày 13/10/2011 của thường trực ban bí thư đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong các cấp ủy đảng và chính quyền, trong đó xác định công tác tái hòa nhập cộng đồng là một trong những nhiệm vụ cần quan tâm lãnh đạo trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Sau 4 năm thực hiện nghị định đã cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị, xã hội thực sự vào cuộc, có sự phối hợp thường xuyên; ở đâu huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân thì ở đó công tác tái hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao, hạn chế được tỷ lệ tái phạm tội và số lượng tội phạm cũng giảm theo. năm 2007, trưởng ban tự quản văn hóa trại giam thủ đức nguyễn xuân bàn được đặc xá tha tù trước thời hạn. trở về miền quê tông lạnh, nơi có gia đình, chòm xóm đang chờ mình, anh đã lao vào làm việc để trả ơn cuộc đời, trả ơn tình người. hiện anh là chủ một trang trại cây giống làm ăn khá phát đạt. anh còn được chính quyền và bà con tin cậy bầu làm trưởng ban mặt trận tổ quốc thôn tông lạnh.
Chính những bài học từ lớp học may công nghiệp trong trại giam và khoản tiền hỗ trợ từ quỹ tái hòa nhập cộng đồng đã giúp chị nguyễn thị thu thủy có được thành công như ngày hôm nay. vào trại với mức án 18 năm tù, chị đã nghĩ đời mình đã hết cơ hội vươn lên. nhưng từng lời lành của các nữ quản giáo đã khiến chị tự mình vực dậy, tích cực học nghề và có được tay nghề cao. năm 2013, được đặc xá ra tù trước thời hạn, gom góp số tiền tích lũy được trong những ngày lao động tại trại và sự giúp đỡ của người thân cũng như chính quyền địa phương, chị mua 10 chiếc máy khâu mở xưởng may gia công cho các doanh nghiệp tại thị xã trà vinh, tỉnh trà vinh. công việc thuận lợi, chị mạnh dạn thành lập công ty và trở thành chủ một doanh nghiệp tư nhân với 70 công nhân, trong đó có 12 người từng là phạm nhân.
Trong mỗi hành trình tái hòa nhập trong tương lai của những phạm nhân được đặc xá, luôn có các cơ quan chức năng, gia đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh đồng hành và ủng hộ. Bởi chỉ có tình thương yêu, thông cảm, sự giúp đỡ chân thành mới có thể giúp cho người chấp hành xong án phạt tù nhanh chóng trở lại với đời, hoàn thiện mình trở thành một công dân lương thiện và có ích.
Chủ đề liên quan:
chương trình giáo dục dịp quốc khánh đội công tác đường về không xa giáo dục công dân hòa nhập cộng đồng phong trào thi đua quốc khánh 2/9 trại giam thủ đức