Phóng sự hôm nay

Đường về thôi chông chênh cho phận đời lầm lỡ

Từ miền sơn cước hay những làng chài heo hút chốn đồng bằng ở Khánh Hòa, nhiều cô gái chỉ bởi nhẹ dạ đã sa chân vào con đường lầm lỡ là M*i d*m.

Quăng quật theo tháng ngày cho đến lúc bã bời thân xác lẫn tâm hồn bỗng giật thót nghĩ đến chốn bình yên. Nhiều người dính HIV nhưng vẫn vui sống bằng nghị lực.

Đi qua nhiều ngày buồn vui, với những người lầm lỡ, vách tường dữ dội mà khó vượt qua nhất đó là sự mặc cảm. Như thấu cảm điều ấy, nhiều năm nay BS. Lê Thị Hậu cùng đoàn bác sĩ tình nguyện từ TP.Hồ Chí Minh vẫn đều đặn đến hỗ trợ thăm, khám bệnh cho nhiều phụ nữ không nhiễm HIV ở Khánh Hòa. Bà Hậu cảm nhận được rằng, mỗi đoàn thiện nguyện đến là ngọn lửa hy vọng trong ý nghĩ trong mỗi thân phận lại được nhen thêm lên. Đó là điểm tựa tinh thần cho người bệnh vượt lên.

Những đêm quay cuồng trong ánh đèn xanh đỏ với Cao Thị H. ở miền sơn cước Khánh Sơn (Khánh Hòa) giờ trở thành nỗi ám ảnh, dẫu muốn dìm sâu vào đáy kí ức nhưng vẫn trỗi dậy trong những đêm thiếu ngủ. Rời chốn thôn dã, H. lao vào con đường M* t*y, M*i d*m và mang trong mình con virut ch*t người HIV. Ngày nhận kết quả, tâm trí cô như ch*t đứng. Đúng lúc ấy, CLB Niềm tin số 4 tỉnh Khánh Hòa tìm đến an ủi, sẻ chia, động viên khơi dậy khát vọng sống, làm việc có ích cho gia đình, xã hội đồng thời mang đến cho H. một khoản tiền vay không lãi suất để H. tạo dựng cơ nghiệp cho mình, làm lại cuộc đời. Như “ch*t đuối vớ được cọc”, H. từ dã hẳn con đường lạc lối của mình.

Các thành viên lầm lỡ ở các CLB Niềm tin cùng chia sẻ cách ổn định cuộc sống

Nhìn dãy cửa hàng ăn tấp nập khách ra vào của chị Lê Thị Nh. và Trần Thị Huyền ở Diên Khánh (Khánh Hòa), ông Trần Quốc Thông, nguyên Quyền Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: Tôi gắn bó với lĩnh vực chống tệ nạn rất lâu, niềm trăn trở lớn nhất là tìm đường quay về cho những người nhiễm HIV. Giờ, ít ai ngờ được những phụ nữ cần cù, chịu thương, chịu khó trong các quán ấy, một thời chìm đắm vào tệ nạn M* t*y, M*i d*m, có người nhiễm HIV. Do ở vùng nông thôn, miền núi, nhẹ dạ nên nhiều thiếu nữ sa chân vào các cám dỗ. Qua đi tuổi thanh xuân, nhiều người sực tỉnh muốn quay về làm công việc khác nhưng không biết bám víu vào đâu. Chúng tôi đã tận tình tìm đến họ, trao cho họ cơ hội làm lại cuộc đời. Có người tuổi 35, 45, 50 nhưng khi sát cánh bên nhau để làm ăn chân chính họ nhanh chóng gắn kết như thân thích, vượt qua và xóa nhòa những năm tháng trượt ngã trong quá khứ. Cuộc sống không bao giờ có bi kịch tận cùng, phải tin thế.

Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Khánh Hòa, trên tinh thần Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc chú trọng đến trợ giúp người B*n d*m, nghiện M* t*y có cơ hội thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Chi Cục Phòng chống tện nạn xã hội Khánh Hòa đã chủ trì xây dựng nhiều CLB Niềm tin. Các CLB này quy tụ những người lầm lỡ để giúp họ định hướng lại cuộc sống, nghề nghiệp. Mỗi CLB sẽ được chính quyền cử đại diện Hội phụ nữ, đại diện ngành y tế tham gia tư vấn hướng làm ăn, hướng hòa nhập cộng đồng, làm thủ tục vay vốn và các biện pháp chữa trị bệnh tật.

Lật lại ký ức của mình, Nguyễn Thị Ph. vẫn còn rùng mình. Chị bộc bạch rằng: Khoảng chục năm trước, từ vùng sâu của huyện Ma Đ’răk (Đăk Lăk) chuyển xuống TP. Nha Trang sinh sống. Ban đầu làm công nhân sau đó theo đám bạn xấu ngày đêm chèo kéo khách và điên đảo với Thu*c lắc rồi tham gia hoạt động M*i d*m. Nhan sắc tàn tạ, sức khỏe sa sút, người thân khóc cạn nước mắt, tưởng không rút chân ra được nhưng khi phong phanh nghe Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Khánh Hòa sẽ là đầu mối tiếp nhận và có cách mở ra tương lai mới, chị Ph. cùng hàng chục phụ nữ nông thôn lầm lỡ khác kéo nhau đến.

Như bừng thức khát vọng về một chân trời mới khi hàng loạt thành viên của các CLB Niềm tin trong tỉnh Khánh Hòa đón tiếp, đỡ đần, lo ăn ở và đưa đi chữa bệnh, lo thuê mặt bằng, Chi cục Phòng chống tệ nạn thì lo làm hồ sơ vay vốn để Ph. cùng nhiều người khác mở quán phở, sạp bán trái cây... Sau hơn 2 năm làm ăn, đến nay, cửa hàng của chị Ph. tạo thêm việc làm cho nhiều người khác cùng cảnh ngộ với mình.

Vạch ra hướng đi bền vững cho người lầm lỡ, Các CLB Niềm tin sẽ làm đầu mối tạo vốn, vay vốn, chữa bệnh, tạo cách làm ăn để các đối tượng làm lại cuộc đời, đừng tự ti và chán nản, buông xuôi. Nhiều phụ nữ vùng sâu, vùng xa vì thiếu tự tin, thu mình nên càng khiến cuộc sống nặng nề và bế tắc hơn, có người quẩn quá lại làm liều hoặc quay về đường cũ. Hãy luôn nghĩ, cuộc sống luôn có những cánh cửa mới, tươi sáng hơn.

Nhiều đối tượng lầm lỡ được học nghề, giới thiệu việc làm.

Từ hút sâu trong con hẻm nhỏ ở thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm) sau hơn một năm không giữ được mình, đua đòi theo bạn xấu, Nguyễn Thị Ch. phát hiện mình bị nhiễm HIV. Tự ti không dám quay về nhà, càng lang bạt sức khỏe càng suy kiệt. Nhiều lần Ch. muốn buông xuôi mọi thứ cho đến khi được nhân viên y tế thiện nguyện do Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Khánh Hòa kết nối đã đưa chị Ch. đi chăm sóc chu đáo. Giờ đây vừa chống chọi với căn bệnh thế kỷ, Ch. vừa đi khắp vùng núi sâu, rừng thẳm ở Khánh Hòa để vận động những đối tượng trót sa chân vào tệ nạn hãy tránh xa.

Chị Ch. cho biết: Lấy những tác hại từ chính bản thân mình đang mắc phải để khuyên nhủ nên nhiều người sực tỉnh. Hàng tháng tôi vẫn được các y, bác sĩ thiện nguyện thăm khám và được chỉ dẫn dùng một số loại Thu*c nên bệnh tình cũng chậm phát triển. Và, hơn hết tinh thần luôn thấy sảng khoái, yên vui vì càng ngày càng vận động được nhiều người tránh xa các tệ nạn. Trước đây, sau những lúc phê M* t*y thấy trống rỗng và hoang mang, sợ hãi lắm.

Y tá Trần Thị Hải (Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa) chia sẻ: Ngoài các giờ phục vụ ở bệnh viện, lúc rảnh hay cuối tuần chúng tôi đều đến giúp các CLB Niềm tin trên địa bàn tỉnh chăm sóc và động viên những người từng một thời lầm lỡ để họ có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đến từ nhiều vùng đất khác nhau nhưng vào các CLB họ đều thương nhau cả. Kể cả ngày lễ, chúng tôi cũng có kế hoạch đồng hành chăm sóc sức khỏe cho họ. Có người vận động một lần không được thì vận động nhiều lần, họ hiểu ra thì sẽ đi khám chữa bệnh thôi.

Theo Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội Khánh Hòa: Vì là thành phố du lịch năng động nên hiện tại số cơ sở kinh doanh (KD) dịch vụ có điều kiện môi trường dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn là trên 1.500 cơ sở. Số lao động tham gia các cơ sở này khoảng 4.000 người, có trên 50% tiếp viên, nhân viên tại các cơ sở này là người đến từ nhiều vùng nông thôn khác nhau, kể cả các tỉnh lân cận. Đơn vị liên tục phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Khánh Hòa và một số cơ quan khác mở hàng loạt lớp tuyên truyền, cảnh báo về các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS từ hoạt động M*i d*m, M* t*y, K*ch d*c. Các đợt tuyên truyền này đã thu hút được hàng ngàn người tham gia, trong đó chủ yếu là các chủ cơ sở KD dịch vụ lưu trú, cơ sở KD karaoke, các nhóm người có nguy cơ sa ngã vào M* t*y, M*i d*m cao. Nhiều nhân viên nữ đã mở lòng, chia sẻ rất thẳng thắn hoàn cảnh của mình. Cùng với đó, để kịp thời hạn chế tác hại của tệ nạn xã hội, Khánh Hòa đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả như: Mô hình hỗ trợ sinh kế cho người lầm lỡ, Mô hình tái hòa nhập cộng đồng; Mô hình chuyển đổi giáo dục, chữa trị và hỗ trợ cho người B*n d*m tại cộng đồng, 4 CLB Niềm tin... Ngoài ra còn trang bị các kỹ năng phòng tránh những rủi ro bệnh tật, cưỡng bức, xâm hại T*nh d*c.

Để nâng cao kỹ năng nhằm xóa nhòa các kỳ thị đối với người lầm lỡ, các CLB Niềm tin trong tỉnh Khánh Hòa còn thường xuyên tổ chức các sinh hoạt định kỳ và các buổi giao lưu với các hội, đoàn thể và người dân tại địa phương, nội dung sinh hoạt đa dạng và sinh động. Các buổi sinh hoạt này vừa góp phần ngăn ngừa tái sa ngã trong nhóm đối tượng M*i d*m, M* t*y, nhiễm HIV hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng vừa chia sẻ tâm tư nguyện vọng giúp họ có đủ nghị lực, sức mạnh vươn lên. Đặc biệt, với các đối tượng đã nhiễm HIV, ngoài hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tư vấn can thiệp giảm hại còn dạy nghề, mở rộng giao lưu với các mô hình CLB hiệu quả từ các tỉnh khác.

Chỉ trong một thời gian ngắn, có trên 60 đối tượng lầm lỡ được vay vốn ưu đãi với số tiền trên 1,4 tỉ đồng, bình quân mỗi đối tượng được vay hơn 20 triệu. Sau khi trang bị vốn, các cán bộ còn xuống tận địa phương hướng dẫn cách làm ăn nên 95% số đối tượng đã sử dụng hiệu quả vốn vay đúng mục đích để kinh doanh buôn bán nhỏ (cà phê, quán ăn), chăn nuôi, nghề thủ công.

Bài và ảnh: HÀ VĂN ĐẠO

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/duong-ve-thoi-chong-chenh-cho-phan-doi-lam-lo-n165050.html)

Chủ đề liên quan:

phận đời lầm lỡ

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY