Sau đây là những dấu hiệu kỳ lạ trên khắp cơ thể tiết lộ tim bạn đang có vấn đề:
Ngất xỉu được lý giải là sự mất tạm thời hoặc đột ngột của ý thức. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Chúng ta thường nhận xét rằng, ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ, chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Đó là khi lượng máu đến não hoặc oxy trong máu bị giảm đột ngột, cơ thể phải phản ứng lại bằng cách "tắt bớt" hoạt động của các cơ quan. Vì vậy, khi thấy một người đột ngột ngất đi, thì ngay sau đó phải tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất xỉu, bao gồm: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi,...
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây ra ngất, được tập hợp thành các nhóm: nhóm thần kinh, nhóm chuyển hóa, nhóm vận mạch. Tuy nhiên, chỉ có ngất do tim mạch có thể dẫn đến cái một ch*t đột ngột, không báo trước (đột tử).
Suy tim và bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra dấu hiệu khó thở. Bệnh nhân suy tim thường khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ. Vào ban đêm, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, tình trạng này được gọi là "khó thở kịch phát về đêm". Một số bệnh lý tim mạch khác, như các bệnh liên quan đến van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý hô hấp, đều có thể gây ra khó thở.
Tình trạng này có thể do máu lưu thông kém, thường là do khuyết tật tim bẩm sinh hoặc các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn.
Các mảng cholesterol tích tụ bị vỡ ra, rồi mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ làm xuất hiện những đốm mỏng màu tím.
Người bệnh có thể bị các vết máu ngay dưới da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân khi bị viêm nội tâm mạc.
Nếu không vì lý do gì mà xuất hiện những chấm máu nhỏ bên dưới móng tay có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng trong niêm mạc tim hoặc nhiễm trùng van tim – gọi là viêm nội tâm mạc.
Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường và người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao gấp 2 đến 4 lần.
Hầu hết mọi người đều có thể ngáy một chút trong lúc ngủ. Tuy nhiên, tiếng ngáy to bất thường hoặc thở khò khè, khiến người nằm cùng giường bị ảnh hưởng có thể cảnh báo bạn đang gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một trong những tình trạng dễ gây thêm áp lực lên tim, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tim mạch phát sinh.
Tình trạng sưng phù ở chi dưới cho thấy hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả. Lúc này, máu ứ đọng trong tĩnh mạch và gây sưng phù tại đây. Mặt khác, tình trạng suy tim cũng hạn chế thận đào thải chất lỏng và ion natri ra khỏi cơ thể. Hai yếu tố này cùng lúc khiến cho tình trạng phù nề chi dưới lan lên nhanh chóng, từ mắt cá chân, mu chân đến cẳng chân, bắp chân.
Chóng mặt thường là do tim bơm không đủ máu lên não. Chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu của nhịp tim bất thường. Suy tim cũng có thể khiến đi không vững.
Cảm thấy buồn nôn cũng là một trong những triệu chứng ít được biết đến của cơn đau tim.
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch. Suy tim có thể gây mệt và kiệt sức vì cơ tim không còn đủ sức bơm máu đi nuôi khắp cơ thể khiến cho tim, não và phổi gặp phải tình trạng thiếu máu.
Đi tiểu ban đêm thường xuyên là một dấu hiệu quan trọng của bệnh suy tim, do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể, khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè. Tình trạng ho nhiều hơn khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường.
Theo Tiền Phong
Chủ đề liên quan:
sống khỏe