GDP trong quý 1 cũng giảm 5%. Như vậy kinh tế Mỹ chính thức bước vào thời kỳ suy thoái sau 11 năm tăng trưởng.
Sụt giảm GDP gây ra bởi sụt giảm chi tiêu tiêu dùng vốn chiếm đến khoảng 70% hoạt động kinh tế. Chi tiêu tiêu dùng giảm 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái, do du lịch đóng băng, nhà hàng, quán bar, địa điểm giải trí, cơ sở bán lẻ đều phải đóng cửa vì dịch COVID-19. Nhà kinh tế học Andrew Hunter thuộc đơn vị nghiên cứu thị trường Capital Economics đánh giá đây là “cú đánh” chưa từng có khiến nền kinh tế Mỹ sẽ phải mất nhiều năm mới hồi phục hoàn toàn.
Bên cạnh chi tiêu tiêu dùng, đầu từ kinh doanh cùng đầu tư cũng lao dốc – lần lượt là 27% và 38,7%. Chi tiêu của chính quyền bang và địa phương giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tổng chi tiêu công lại tăng 2,7% do chính quyền liên bang chi ra hàng nghìn tỉ USD hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp nhỏ cũng như trợ cấp thất nghiệp.
Thị trường việc làm - trụ cột quan trọng nhất của nền kinh tế - chịu thiệt hại nặng nề. Hàng chục triệu việc làm đã biến mất trong thời kỳ suy thoái, hơn 1 triệu người bị sa thải đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Đến nay khoảng 1/3 lượng việc làm được phục hồi, tuy nhiên tình hình dịch tái bùng phát có thể làm chậm đà tăng.
Tổng thống Donald Trump không ngừng gây sức ép buộc chính quyền các bang mở cửa trở lại. Nhưng số ca nhiễm tăng mạnh trở lại khiến mọi kế hoạch khôi phục nhịp sống thường nhật phải trì hoãn.
Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức 0 - 0,25% do đánh giá đại dịch vẫn đe dọa đến nền kinh tế đang hồi phục yếu ớt.
Mỹ là nước có nhiều ca nhiễm nhất thế giới với hơn 4,5 triệu ca, đến nay có gần 155.000 người Tu vong.
Chủ đề liên quan:
Covid 19