Theo thống kê tại Việt Nam hiện nay có hơn 16.000 người bệnh suy chức năng tim, thận, gan, phổi... đang chờ được ghép tạng và khoảng 6.000 người đang chờ ghép giác mạc.
Cả nước hiện có 15 cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện các kỹ thuật ghép tạng. Chỉ riêng BV Việt Đức đã tiến hành 25 ca ghép gan (trong đó 3 trường hợp được ghép từ người cho sống), 11 ca ghép tim và hơn 250 ca ghép thận.
Mỗi ngày tại BV Hữu nghị Việt Đức có 2-3 bệnh nhân ch*t não và mỗi năm hơn 11 ngàn trường hợp Tu vong do T*i n*n giao thông có thể hiến tạng. Theo các chuyên gia ghép tạng, một người ch*t não cho đa tạng có thể cứu được 6-10 người bệnh. Tuy nhiên, 5 năm qua, chỉ có 25 trường hợp hiến tạng do ch*t não. Đây thực sự là điều đáng tiếc khi bác sĩ vẫn có đủ khả năng để cứu chữa người bệnh, khi người bệnh vẫn còn cơ hội và khao khát sống nhưng phải bó tay bởi không có nguồn tạng để ghép.
Vì sao ghép tạng là cơ hội sống duy nhất của nhiều bệnh nhân suy tạng? Sau ghép tạng, người bệnh có thể kéo dài sự sống được bao lâu? Việc ghép tạng được tiến hành trong những điều kiện nào? Chi phí ghép mô, tạng ở Việt Nam so với thế giới như thế nào? Thủ tục và địa chỉ đăng ký hiến và ghép mô, tạng ở đâu?... Những câu hỏi này sẽ được các chuyên gia giải đáp tại buổi tư vấn truyền hình trực tiếp với chủ đề “Ghép tạng, cơ hội hồi sinh sự sống” do Báo Sức khỏe&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) tổ chức.
GS.TS. TTND. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Phó giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Buổi tư vấn được truyền hình trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, SongKhoe.vn bắt đầu từ: 9h30, thứ tư, ngày 21/10/2015.
Hoặc gửi câu hỏi dưới dạng tin nhắn vào số điện thoại 0965350350 trong thời gian diễn ra tư vấn truyền hình trực tiếp. (Lưu ý, toà soạn không nhận cuộc gọi).
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch cơ hội dịch covid dự kiến hồi sinh khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế sự sống thêm ca mắc Thêm ca mắc mới