Tử vi hôm nay

Tử vi

Truyền hình trực tuyến: Chủ động phòng chống dịch bệnh dịp lễ Tết

Báo điện tử Sức khỏeĐời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Chủ động phòng chống dịch bệnh dịp nghỉ Tết” vào 9h30, thứ Tư, ngày 28/12/2016. Chương trình được phát trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻĐời sống.
Tết đến xuân về, khi thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là với những người sức khỏe yếu hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đây cũng là dịp gia tăng nhu cầu giao lưu, đi lại và tập trung đông người tạo cơ hội cho dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Ở trẻ em, các bệnh thường gặp dịp này gồm bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm phế quản, tay chân miệng… Đặc biệt vào dịp lễ, tết có sự gia tăng đáng kể các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Đối với người lớn phải kể đến các bệnh nguy hiểm như cúm A/H5N1, bệnh liên cầu lợn, sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika… Đáng nói là tình trạng ngộ độc rượu bia; viêm tụy cấp do rượu bia có xu hướng tăng lên vì đây là thời điểm gia tăng lượng tiêu thụ loại đồ uống này, gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe. Theo các bác sĩ, viêm tụy cấp do rượu chiếm tới 70% số ca nhập viện. Nếu không được điều trị sớm, ở mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng, tỉ lệ Tu vong cao 20-50%, trong bệnh cảnh suy đa tạng, nhiễm trùng thứ phát.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen ăn uống "thả ga", ăn nhiều đồ dầu mỡ, bánh kẹo dịp lễ, tết. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa, bệnh đái tháo đường, các bệnh lý về gan...

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức mới nhất về cách phòng, phát hiện và điều trị các bệnh thường gặp dịp lễ, tết để vui xuân, đón tết, đi lễ hội an toàn; đồng thời giải đáp những thắc mắc của bạn đọc xung quanh vấn đề này, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến “Chủ động phòng chống dịch bệnh dịp nghỉ Tết”.

Khách mời tham dự chương trình gồm:

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội.

TS.BS Đào Xuân Cơ, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Buổi tư vấn sẽ được truyền hình trực tuyến trên Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn), trên kênh Youtube, fanpage của báo Sức khỏe&Đời sống và fanpage Y tế Việt Nam bắt đầu từ: 9h30, thứ Tư, ngày 28/12/2016.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: bandientuskds@gmail.com

hoặc gọi theo số 0961092959 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội; TS.BS Đào Xuân Cơ, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai; PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhận lời tham gia chương trình.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-chu-dong-phong-chong-dich-benh-dip-letet-n126102.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY