Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Giải mã hàng loạt sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ, không ít người vẫn tin răm rắp và làm theo

(Tổ Quốc) - Chăm sóc trẻ đồng nghĩa với việc lúc nào cũng bị “bao vây” bởi vô số những lời khuyên, quan điểm hay thậm chí những điều mê tín mà các ông bố bà mẹ cần sáng suốt để phân biệt đúng sai.

Lầm tưởng 1: Trẻ ở tuổi mọc răng cần phải có đồ gặm nướu

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 1.

Các nhà trị liệu về ngôn ngữ cho trẻ em cho rằng các loại đồ gặm nướu có thể ảnh hưởng đến khả năng tập nói của trẻ. Hóa ra, trẻ nhỏ khi nhai các đồ gặm nướu không thể nhận ra sự khác biệt giữa các âm thanh, vì lưỡi và thính giác có mối liên kết rất chặt chẽ. Ngay cả những em bé chưa bắt đầu nói cũng sử dụng lưỡi để giúp chúng hiểu lời nói và khi lưỡi bận rộn với các loại đồ gặm nướu, khả năng này tạm thời bị mất đi.

Lầm tưởng 2: Trẻ thường sẽ tự ngủ khi chúng mệt

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 2.

Hầu như người lớn chúng ta sẽ ngủ ngay được khi chúng ta mệt nhưng trẻ nhỏ thì không thế. Nếu trẻ bị quá mệt, chúng có thể có tâm trạng ham chơi và bắt đầu chạy quanh. Và thỉnh thoảng, điều này có thể dẫn đến hậu quả tệ hơn là khi trẻ càng mệt thì sẽ càng khó để chúng ngủ và sẽ tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Lầm tưởng 3: Trẻ nên được tập cách tự đi vệ sinh trước thời điểm 18-24 tháng tuổi

    Đi đẻ mà bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu một tờ giấy xét nghiệm, sản phụ cùng thai nhi Tu vong trên đường đến bệnh viện thứ 8Đọc ngay

Sự thật là không có thời gian bắt buộc về thời điểm bắt đầu. các bác sĩ nhi khoa giải thích rằng bố mẹ có thể muốn đẩy nhanh quá trình này, vì dùng bỉm rất đắt đỏ, nhưng trẻ mới biết đi có thể chưa sẵn sàng cho việc này. theo học viện bác sĩ gia đình hoa kỳ, việc tập ngồi bô nên bắt đầu từ 21 đến 36 tháng và không có lợi ích gì lớn nếu bắt đầu trước 27 tháng tuổi.

Lầm tưởng 4: Xe tập đi thực sự giúp bé đi được

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 5.

Ngay cả khi con bạn sử dụng xe tập đi dưới sự giám sát liên tục của bạn, nó vẫn có thể gây hại cho con. Những chiếc xe này thậm chí có thể kích thích các cơ sai ở chân của trẻ và các khớp, cũng như đầu gối phát triển mạnh, khiến chân có thể phải chịu thêm áp lực, do đó khung xương có thể hình thành một cách sai lệch. Vì những rủi ro mà nó có thể mang đến, xe tập đi đã chính thức bị cấm ở Canada kể từ năm 2004.

Giải mã hàng loạt sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ, không ít người vẫn tin răm rắp và làm theo - Ảnh 5.

Lầm tưởng 5: Cạo tóc sẽ giúp tóc mọc dày hơn

    Trời chuyển lạnh, bác sĩ Collin khuyến cáo bố mẹ làm 1 việc ngay khi con hắt hơi, sổ mũi sẽ giúp trẻ dập tắt những đợt ốm bệnh từ đầuĐọc nga

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho niềm tin phổ biến rằng cạo đầu trẻ có thể có lợi cho độ dày của tóc trong tương lai. Theo các nhà khoa học, cấu trúc tóc được quyết định bởi di truyền và thời điểm duy nhất nó thay đổi là sau khi hóa trị.

Lầm tưởng 6: Cho con ngủ càng muộn thì con ngủ được càng lâu

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 7.

Bố mẹ nào cũng muốn con không thức dậy sớm vào buổi sáng. Suy nghĩ rằng cho con ngủ càng muộn thì ngủ được càng lâu vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, thực ra sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Trẻ ngủ ngon hơn và lâu hơn nếu đi ngủ sớm vào buổi tối. Trẻ có đồng hồ sinh học của chúng và sẽ vẫn thức gần như cùng 1 lúc mỗi sáng dù tối có ngủ muộn bao nhiêu.

Lầm tưởng 7: Mọi tiếng khóc của trẻ đều như nhau

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 9.

Trẻ sơ sinh có rất nhiều loại ngôn ngữ tiếng khóc khi giao tiếp với cha mẹ. tiếng khóc khi đói, buồn ngủ và kêu mẹ thay tã sẽ nghe khác hẳn nếu bạn chú ý lắng nghe. các nhà tâm lý học khẳng định rằng cha mẹ sẽ sớm nhận thấy những sự khác nhau này. phải mất thời gian, nhưng cha mẹ thực sự có thể học cách giải mã những tiếng khóc này.

Giải mã hàng loạt sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ, không ít người vẫn tin răm rắp và làm theo - Ảnh 9.

LP

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/giai-ma-hang-loat-sai-lam-cua-bo-me-khi-cham-soc-tre-khong-it-nguoi-van-tin-ram-rap-va-lam-theo-222020201217755177.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY